221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1159692
Khai màn "vở chiến tranh và hòa bình" với Iran
1
Article
null
Khai màn 'vở chiến tranh và hòa bình' với Iran
,

Khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran đón nhận đề xuất của Barack Obama về các cuộc đàm phán trực tiếp song phương - điều chưa từng xảy ra trong 30 năm qua, dường như ông đang báo hiệu sự khai màn của vở kịch chiến tranh hay hòa bình bị trì hoãn bấy lâu nay.

 

Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. (Ảnh: AP)


Chỉ mới 3 tuần trước, Obama trong bài diễn văn tuyên thệ của ông, đã hứa hẹn về một quan hệ mới với các quốc gia sẵn sàng "nhả nắm đấm", một đề xuất ông đã nhắc lại vào ngày 10/2. Tổng thống Iran đã đáp lại bằng tuyên bố "đất nước chúng tôi sẵn sàng đối thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và trong bầu không khí bình đẳng".

Tuy nhiên, mọi việc có thể sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều sau các cuộc bầu cử ở Israel hôm 10/2.

Nếu tân chính phủ của Israel đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa - thậm chí quyết tâm hơn chính phủ hiện tại trong việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran bằng mọi cách, Tổng thống Mỹ Obama có thể phải tìm cách đàm phán với một trong những đối thủ "cứng đầu" nhất của Mỹ trong khi phải kiềm chế một trong những đồng minh thân cận nhất.

Viễn cảnh thứ nhất là, Mỹ và Iran sẽ đàm phán trực tiếp với nhau lần đầu tiên trong suốt ba thập kỷ qua do sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo mới cả ở Iran và Mỹ. Viễn cảnh thứ hai là cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn đầu tiên của Obama, đó là một cuộc đối đầu thực sự do Israel oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran hoặc do Mỹ không để cho Israel làm việc đó.

Tổng thống Obama chỉ công khai nói về viễn cảnh thứ nhất. Trong cuộc họp báo hôm 10/2, ông đã nói về việc "tìm kiếm những lĩnh vực nơi chúng ta có thể đối thoại mang tính xây dựng, nơi chúng ta có thể đàm phán trực tiếp với họ".

Ông cũng cho biết Mỹ đang tìm kiếm "những lời đề xuất ngoại giao". Tuy nhiên, Obama cảnh báo "sự mất tin tưởng đã tích tụ trong nhiều năm qua" và sau 30 năm băng giá, việc làm tan băng quan hệ hai nước "sẽ không diễn ra trong chốc lát".

Để bảo vệ mạn phải, ông Obama nhanh chóng cảnh báo Iran nên biết rằng "chúng ta không chấp nhận hành động tài trợ cho các tổ chức khủng bố" và "một Iran có vũ khí hạt nhân có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực vốn đang bất ổn sâu sắc".

Đáng tò mò là ông Obama không lặp lại cảnh báo mà ông nhiều lần đưa ra trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, là sẽ không bao giờ cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân hoặc thậm chí là nhiên liệu hoặc khả năng để làm việc đó.

Chỉ mất vài giờ để ông Ahmadinejad phản ứng, trong bài diễn văn kỷ niệm 30 năm cách mạng Iran. Thậm chí ông dùng cả ngôn từ tương tự về nhu cầu "tôn trọng lẫn nhau". "Chính quyền mới của Mỹ đã nói rằng muốn thay đổi và muốn đàm phán với Iran. Rõ ràng thay đổi phải là căn bản, chứ không phải mang tính chiến thuật và nhân dân chúng tôi hoan nghênh những thay đổi thực sự".

Vẫn chưa rõ những tuyên bố trên sẽ dẫn tới những thay đổi nào, song điều chắc chắn và rõ ràng là chính phủ mới của Israel sẽ rất lo ngại về vấn đề hạt nhân của Iran.

Cách đây chưa đầy một năm, Chính phủ Israel đã trao đổi với Tổng thống Bush để tìm kiếm những quả bom phá bongke, khả năng tiếp nhiên liệu và quyền bay trên bầu trời Iraq để phá hủy nhà máy làm giàu uranium chính của Iran tại Natanz. Tuy nhiên, ông Bush đã từ chối yêu cầu đó và nói với Thủ tướng Olmert chờ đợi. Ông nói rằng, nỗ lực phá hủy Natanz cần thời gian.

Israel đã đồng ý một cách miễn cưỡng và khi ông Bush mãn nhiệm hồi tháng trước, vẫn chưa rõ liệu ông Olmert thực sự có ý định tiếp tục kế hoạch tấn công Iran hay chỉ đang lên gân nhằm gây sức ép buộc Mỹ giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.

Giờ những cầu thủ mới đã xuất hiện.

 

Quan hệ Mỹ - Iran liệu sẽ thay đổi? (Ảnh: Corbis)

Trong cuộc tổng tuyển cử hôm 10/2, mọi ứng viên tranh chức Thủ tướng Israel đều tuyên bố thẳng thừng, họ có kế hoạch không chỉ tấn công Hamas mà còn cả Iran - nước tài trợ cho Hamas. Tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) hồi cuối tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Biden đã cảnh báo nếu Iran tiếp tục đường lối hiện nay, Iran sẽ gánh chịu thêm các biện pháp trừng phạt khắt khe hơn.

Và tại Iran, cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 12/6 tới trở nên sôi nổi hơn khi cựu Tổng thống Khatami, người luôn bị cản trở trong việc thực thi các cuộc cải cách mà ông muốn làm ở Iran, tuyên bố ra tranh cử.

Có lẽ tuyên bố này khiến Washington nhẹ nhõm đôi chút vì Nhà Trắng rất muốn ông Ahmadinejad rời chiếc ghế tổng thống do những tuyên bố của ông về việc phá hủy Nhà nước Do Thái cũng như sự suy tàn không thể tránh được của Mỹ.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chính dưới thời ông Khatami làm Tổng thống, tham vọng hạt nhân của Iran đã nở rộ. Nếu thông tin tình báo mới nhất của Mỹ là đúng, thì việc phát triển vũ khí hạt nhân ở Iran đã diễn ra dưới thời ông còn nắm quyền.

Nhiệm vụ của Obama trong vài tháng tới sẽ là thể hiện khả năng đàm phán với Iran đồng thời kiềm chế Israel khỏi tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

  • Minh Sơn (theo IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;