221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1158021
Vì sao Obama không dùng cụm "chiến tranh chống khủng bố"?
1
Article
null
Vì sao Obama không dùng cụm 'chiến tranh chống khủng bố'?
,

Chính quyền Obama đang tìm một thuật ngữ khác để thay thế cho cụm từ “chiến tranh chống khủng bố”.

 

 

Tổng thống Obama luôn tránh dùng cụm từ "chiến tranh chống khủng bố" (Ảnh: ABC News)

 

Theo nguồn tin từ một số nhân vật giấu tên trong chính quyền Obama thì những ngày này, các nhân viên văn phòng An ninh quốc gia của Tổng thống Obama đang tổ chức những cuộc họp, bàn về việc thay đổi cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” để vừa nêu lên được ý nghĩa của nó một cách chính xác, vừa nói lên được những nỗ lực của chính quyền Mỹ chống lại Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác ở Afghanistan, Iraq và Pakistan.

 

Những gì chính quyền này mong muốn là tìm ra được một cụm từ rõ ràng hơn, chính xác hơn cụm từ mà chính quyền Tổng thống George W. Bush đã dùng. Khi phóng viên Anderson Cooper của CNN hỏi lý do tại sao chính quyền của ông lại muốn thay đổi cụm từ “chiến tranh chống khủng bố”, Obama nói: “Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng việc chúng ta thừa nhận rằng chúng ta đang có một cuộc đấu tranh chống lại các tổ chức khủng bố là rất quan trọng… Vì vậy mà, từ ngữ dùng trong trường hợp này cũng có ý nghĩa rất quan trọng vì một trong những cách để chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này là thông qua những trái tim và những tâm hồn cùng chung chí hướng”.

 

Ở một mức độ nào đó, những cuộc nghiên cứu nhằm thay đổi thuật ngữ này đã diễn ra và đã tạo nên những cuộc tranh cãi trong nội bộ của chính phủ từ trước khi Obama lên nắm chính quyền. Nhiều nhà phê bình đã công khai chỉ trích việc sử dụng cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” của Tổng thống Bush. Vài năm trước đây, các nhân viên Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã cố gắng thay đổi cụm từ này và đưa ra một sự thay thế “cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực đoan và bạo lực”.

 

Nhưng khi cụm từ đó bị lộ ra với giới truyền thông, Tổng thống Bush đã tỏ ra hết sức khó chịu trong suốt cuộc họp với hội đồng An ninh Quốc gia. “Tổng thống không chấp nhận cụm từ này”, một người tham gia cuộc họp đó cho biết. “Ông ấy nói rằng công chúng Mỹ hoàn toàn có thể hiểu được cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” có nghĩa là gì… Ông ấy đã rất tức giận vì sự thay đổi ấy. Thế là mọi chuyện kết thúc”.

 

Cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” được chính thức công bố trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia của Tổng thống Bush trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20/9/2001 – bài phát biểu đầu tiên của ông sau sự kiện 11/9. “Kẻ thù của chúng ra là một mạng lưới khủng bố cực đoan. Cuộc chiến tranh chống khủng bố của chúng ta sẽ bắt đầu từ Al Qaeda, nhưng không kết thúc ở đó, nó sẽ không kết thúc cho đến khi mọi nhóm khủng bố trên thế giới đều bị tìm ra, bị triệt tiêu và bị đánh bại”, ông nói.

 

Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bush Donald Rumsfeld đã chính thức thông qua thuật ngữ “GWOT” (chiến tranh toàn cầu chống khủng bố). Thậm chí nó còn cho ra đời một huân chương dành cho những người lính được phái đến những vùng chiến tranh ở nước ngoài phục vụ công cuộc chống khủng bố.

 

Theo một bài báo xuất bản trên tờ AP vào cuối tuần trước, kể từ khi nhậm chức ngày 20/1 cho đến nay, Tổng thống Obama luôn tránh sử dụng cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” mà luôn thay thế bằng cụm từ “cuộc chiến lâu dài chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”. “Ông chỉ sử dụng cụm từ đó một lần duy nhất, trong một bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao ngày 22/1.

 

Ông nói rằng Mỹ đang bị đe dọa bởi những thách thức rất lớn, rất phức tạp, có mối liên hệ với nhau: Chiến tranh chống khủng bố, sự phân chia bè phái và sự phát triển của công nghệ làm chết người”. “Chúng tôi đang cố gắng thay đổi để truyền tải được một cách rõ ràng nhất ý nghĩa của cụm từ đó”, một nhân viên có mặt trong các cuộc thảo luận thay đổi thuật ngữ này cho biết.

 

Mặc dù Tổng thống Bush luôn thích dùng cụm từ “chiến tranh chống khủng bố”, nhưng các thành viên trong Bộ An ninh Quốc gia vẫn luôn đưa ra những vấn đề không ổn khi sử dụng nó. Một năm trước đây, Văn phòng đấu tranh vì quyền công dân đã cho ra đời một bản tài liệu dài chín trang dành riêng cho cơ quan này, “Thuật ngữ định nghĩa khủng bố”.

 

Bản tài liệu này đưa ra một số quan điểm để Chính phủ Mỹ có thể tận dụng được những kế hoạch chống khủng bố của các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Mỹ và cũng nói thêm rằng các nhà chức trách Mỹ nên cẩn thận hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ đề cập đến nỗ lực chống khủng bố của mình. Tuy không trực tiếp nói lên ý kiến ủng hộ việc không sử dụng thuật ngữ “chiến tranh chống khủng bố” nữa, nhưng bản tài liệu này tuyên bố chính phủ “nên truyền đạt chính xác tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa mà chúng ta đang phải đối mặt và nên tránh dùng những từ kích thích những kẻ có quan điểm cực đoan quá khích”.

 

Juan Zarate, người đứng đầu văn phòng chống khủng bố của Hội đồng An ninh Quốc gia chính quyền Bush, tiết lộ với tờ Newsweek rằng, trong những năm gần đây, Tổng thống Bush đã bắt đầu giới hạn việc sử dụng cụm từ “chiến tranh chống khủng bố”. Nhưng ông cũng cảnh báo thêm rằng không nên đi quá xa trong việc ngăn cấm dùng thuật ngữ này.

 

Quan điểm từ bỏ cụm từ “chiến tranh chống khủng bố” đã gây ra không ít tranh cãi cho một số chính phủ thân cận nhất của Mỹ trong công cuộc chống khủng bố. Hai năm trước, Hilary Benn, Bộ trưởng phát triển quốc tế của Anh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc không sử dụng cụm từ đó: “Chúng ta không dùng cụm “chiến tranh chống khủng bố” vì chúng ta không thể chiến thắng được chúng nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội”.

 

Ngoại trưởng đương nhiệm của Anh mới đây cũng vừa đưa ra ý kiến tương tự. Một nhân viên chính quyền Anh cho rằng, việc sử dụng quá nhiều cụm từ này vô hình trung đang góp phần làm cho những kẻ thù chủ nghĩa cực đoan của Mỹ và Anh bắt tay với nhau chống lại các nước phương Tây.

  • Nhật Anh (Theo Newsweek)
     
     
    Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây

    Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,