221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1157101
Chính phủ Đức chia rẽ vì Barack Obama
1
Article
null
Chính phủ Đức chia rẽ vì Barack Obama
,
Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tạo ra một vết rạn nứt giữa các đảng trong chính phủ đại liên minh của Đức. Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn giữ khoảng cách với ông chủ mới của Nhà Trắng thì Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại nhiệt thành tiếp cận ông Obama bằng hàng loạt các đề nghị hợp tác.

Hầu hết mọi người đều biết rằng trước đây từng có hai nước Đức. Và họ cũng biết sau khi Bức tường Berlin sụp đổ chỉ còn một nước Đức thống nhất.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier. (Ảnh: Bundeskanzlerin)

Dẫu vậy, khi đảm nhiệm cương vị Tổng thống Mỹ, Obama dường như khám phá ra rằng, trong vài ngày cầm quyền đầu tiên của ông, nước Đức lại bị chia rẽ một lần nữa. Tuy nhiên, lần này, sự chia rẽ không phải thành Đông Đức và Tây Đức mà là giữa nước Đức của Thủ tướng Merkel và nước Đức của Ngoại trưởng Steinmeier.

Thủ tướng Merkel giữ một quan điểm thận trọng về Obama, chờ xem các chính sách của chính quyền Obama sẽ như thế nào. Thậm chí không có một dấu hiệu nào cho thấy sự háo hức của bà dành cho người đàn ông mà cả thế giới đang đặt trọn niềm tin.

Bà Merkel không sẵn lòng nhanh chóng hỗ trợ người Mỹ về vấn đề cụ thể đầu tiên liên quan đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương: Đón nhận tù nhân từ nhà tù Mỹ ở Vịnh Guatanamo, Cuba.

Ngược lại, Ngoại trưởng Steinmeier lại được xem là chủ tịch câu lạc bộ hâm mộ ông Obama ở Đức. Sự hăng hái của ông dường như không có giới hạn. Ông Steinmeier bày tỏ thẳng thắn rằng Đức sẽ chấp nhận các tù nhân từ Guantanamo.

Vì vậy, Obama đang vấp phải một vấn đề: Quyết định xem ông sẽ xúc tiến quan hệ với nước Đức nào.

Gập ghềnh sự khởi đầu mới

Một chương mới trong quan hệ Đức - Mỹ đã bắt đầu một cách gập ghềnh. Bất chấp giọng điệu hữu hảo của các cuộc điện đàm xuyên Đại Tây Dương trong những ngày gần đây - giữa bà Merkel với ông Obama và giữa ông Steinmeier với tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Đức vẫn còn là một dấu hỏi đối với chính quyền mới ở Washington.

TIN LIÊN QUAN
Đảng nào trong chính phủ đại liên minh của Đức, gồm đảng Dân chủ xã hội (SPD) của ông Steinmeier và Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU/CSU) của bà Merkel, sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử năm nay và họ sẽ theo đuổi đường hướng nào?

Câu hỏi này cũng sẽ thuộc phạm vi quan tâm của tân Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden khi ông tới thăm Đức trong tuần này để tham dự hội nghị an ninh Munich bắt đầu từ thứ sáu (6/2).

Sự tò mò diễn ra ở cả hai phía. Ngược lại, người Đức muốn biết nước Mỹ dự định làm gì trong các khu vực khủng hoảng của thế giới, ví dụ như Afghanistan, Pakistan, Iran và Iraq. Họ cũng tò mò muốn biết xem người Mỹ lên kế hoạch hành động ra sao nhằm chống lại suy thoái kinh tế.

Ngày càng có nhiều lo ngại viễn cảnh Mỹ sẽ tự cô lập bản thân và bảo hộ nền kinh tế trong khi không khuyến khích nhập khẩu. Đây sẽ là một tổn hại nghiêm trọng đối với Đức, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2008, các công ty Đức đã xuất khẩu số hàng hóa trị giá khoảng 91 tỉ USD sang Mỹ.

Tuy nhiên, hiện tại, nước Mỹ mới có vẻ hòa nhã và thận trọng. Hôm 26/1, khi ông Obama điện đàm với bà Merkel, có hai khía cạnh mới trong cuộc trò chuyện này: Giọng điệu của ông Obama và những khoảng lặng xen giữa các câu nói của ông. Vị tổng thống trẻ tuổi, da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ đã nói rồi lắng nghe chứ không thúc ép và áp đặt.

Người thận trọng

Trò chuyện bằng tiếng Anh, bà Merkel và ông Obama đã đề cập ngắn gọn tới nhiều vấn đề "nóng" hiện tại của thế giới: Iran, Afghanistan và Phố Wall. Mỗi lần đến lượt mình, tân Tổng thống Mỹ lại nhấn mạnh rằng, mục tiêu của ông là thuyết phục và không có ý định gây sức ép với bà Merkel bằng hàng loạt yêu cầu.

Bà Merkel sau đó nói với các quan chức dưới quyền rằng, đã không hề có bất kỳ yêu cầu từ phía ông Obama trong suốt 25 phút điện đàm, kể cả việc đưa thêm quân Đức tới Afghanistan. Nói một cách khác, cuộc đối thoại giữa hai nguyên thủ gần như không trục trặc như một số người từng dự đoán.

Trong tuần trước đó, Thủ tướng Đức đã có phản ứng khá khó chịu khi được hỏi cảm nghĩ về ông Obama. Bà Merkel ngờ rằng, sự phấn khích của đông đảo người Đức về ông Obama thực sự là một biểu hiện ngưỡng mộ quá hấp tấp dành cho ông chủ mới của Nhà Trắng, nhân vật mà nhiều người tin là sẽ tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm ông. Theo quan điểm của lãnh đạo Chính phủ Đức, ông Obama trước tiên cần phải tạo được một số thành tựu.

Một điều từ lâu đã làm phiền lòng bà Merkel là tất cả sự phấn khích về Obama xuất hiện cùng những lời chỉ trích về cái gọi là các chính trị gia "đầu óc hẹp hòi" của Đức. Lời chỉ trích được cho là chủ yếu nhắm vào nữ Thủ tướng Đức - một điều tất nhiên là vô cùng tồi tệ trong mắt bà, và nhắm vào cả Ngoại trưởng Steinmeier - người lại không cho điều đó là nghiêm trọng.

Bà Merkel là một trong những người chắc chắn đã đưa ra đề xuất về liên minh xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức tỏ ra cẩn trọng, không để sự ngờ vực về hào quang chính trị làm suy giảm vị thế của bà trong kỉ nguyên toàn cầu mới.

Trong cuộc điện đàm với ông Obama, bà Merkel tỏ ra bớt căng thẳng khi nghe tân lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố rằng, ông ủng hộ thương mại tự do. Cam kết của ông Obama về sự cạnh tranh công bằng dường như cũng đáng tin. Nhưng liệu ông Obama có thể đưa những ý tưởng này vào chính sách của Washington? Đây là một câu hỏi lớn, xét từ quan điểm của người Đức.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ hôm 30/1, bà Merkel phát biểu rằng, bà đã lên kế hoạch buộc ông Obama phải thực hiện lời hứa của mình. "Chúng ta cần một nền kinh tế thế giới mở", nữ Thủ tướng Đức cho biết và nói thêm, bà đang hoài nghi về các động thái trợ giúp của Washington đối với ngành công nghiệp ôtô đang gặp khủng hoảng của họ. Bà cảnh báo: "Thời kỳ này không được phép kéo quá dài".

Hiện tại, bà Merkel đang quan sát ông Steinmeier một cách đầy ngờ vực khi vị ngoại trưởng này đang tỏ ra thân thiện với tân Tổng thống Mỹ.

Ngoại trưởng Đức rất phấn khích về khả năng khiến dân thường cũng nhiệt thành quan tâm tới chính sách của ông Obama. Là một người tương đối trầm tính, ông Steinmeier không quá đề cao những nghi thức phô trương trong lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ và ông biết rằng bản thân sẽ không bao giờ trở thành một Obama của nước Đức.

Dẫu vậy, ông Steinmeier tin rằng, thể chế chính trị Đức nên tiếp thu một trang trong cuốn sách đầy lôi cuốn của Mỹ nếu muốn truyền sự phấn khích chính trị tới những cử tri đã nản chí một lần nữa.

Người thì háo hức

Sau mối quan hệ thường trắc trở với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, giọng điệu của cuộc đối thoại đầu tiên giữa ông Steinmeier với người đồng cấp mới của Mỹ chắc chắn tích cực hơn. Vào ngày đầu tiên đảm nhiệm cương vị mới, bà Hillary Clinton đã thảo luận về vấn đề Trung Đông, Nga và giải trừ quân bị với Ngoại trưởng Đức.

"Chúng ta phải cứng rắn, Frank", cựu Ngoại trưởng Mỹ Rice thường nói như vậy trong các tình huống tương tự. Đối với ông Steinmeier, việc bà Hillary xúc tiến vai trò lãnh đạo Bộ Ngoại giao mà không có những lời kêu gọi về sự cứng rắn như trên cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang được cải thiện.

Có thể, Ngoại trưởng Steinmeier hy vọng rằng, nó sẽ giúp tăng cơ hội ông được bầu làm Thủ tướng Đức nếu ông có thể khắc họa bản thân như một người bạn tốt nhất của tân Tổng thống Mỹ.

Đặc biệt vào thời điểm hiện tại, khi ông có thể gộp cả ông Obama - một chính khách Dân chủ, vào phong trào dân chủ xã hội toàn cầu trong lúc đảng CDU của bà Merkel, theo truyền thống, cảm thấy gắn kết với những người Cộng hòa vốn đã bị tổn hại danh tiếng vì kỉ nguyên cầm quyền của ông Bush.

Tranh cãi về chính sách đối với chính quyền Obama giữa bà Merkel và ông Steinmeier có thể gây nguy hại cho nước Đức. (Ảnh: Reuters)

So với Thủ tướng Merkel, cách tiếp cận của ông Steinmeier dường như hoàn toàn khác. Vị Ngoại trưởng Đức đang chèo kéo người Mỹ bằng hàng loạt các đề xuất hợp tác. Ví dụ như, ông dự định bắt tay với Mỹ về những vấn đề quan trọng như mở rộng nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển G8, tạo ra một thế giới phi hạt nhân, làm chậm lại quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu và cải tổ Khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO).

Và trong trường hợp ông Obama có ý tưởng giải quyết tất cả những vấn đề trên mà không có ông Steinmeier, Ngoại trưởng Đức đã đề ra các quan điểm của mình trong một lá thư ngỏ gửi tân Tổng thống Mỹ, được đăng tải trên tờ Spiegel.

Chỉ xét riêng về nghi thức ngoại giao, một lá thư từ một bộ trưởng nội các của nước này gửi tới một nguyên thủ quốc gia của nước khác được coi là biểu hiện của sự kiêu ngạo. Christoph Heusgen - cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Merkel đã trực tiếp điều tra văn phòng của ông Steinmeier liên quan đến việc tiêu đề đầu thư nào đã được sử dụng cho bức thư xuyên Đại Tây Dương này.

Tuy nhiên, những vấn đề trên chẳng ảnh hưởng tới Steinmeier. Ông dự kiến sẽ bay tới Iraq trong tháng này cùng một đoàn quan chức văn hóa và kinh tế. Tại Baghdad, Ngoại trưởng Đức sẽ đề xuất với người Iraq gói viện trợ tái thiết, đồng thời hậu thuẫn nỗ lực của các công ty lớn ở Đức giành được các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng béo bở tại quốc gia Trung Đông.

Hoạt động ngoại giao ở Iraq có thể là dấu hiệu đáng chú ý nhất về việc lập lại mối quan hệ hữu nghị. Theo các quan chức tại Bộ Ngoại giao Đức, khi xúc tiến những việc này, ông Steinmeier - người thừa kế chính trị của cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, người nổi tiếng là phản đối cuộc chiến Iraq, dự định sẽ chấm dứt giai đoạn chống đối của Đức đối với chính sách Iraq của Washington.

Về vấn đề Iran, ông Steinmeier muốn chứng tỏ rằng, ông sẵn sàng đầu tư vào mối quan hệ Đức - Mỹ. Kể từ tháng 9/2008, bộ của ông đã theo đuổi một gói cấm vận mở rộng mới chống lại Tehran. Gói cấm vận này sẽ không được thực thi ngay lập tức nhưng sẽ cung cấp cho tân Tổng thống Mỹ một công cụ gia tăng áp lực lên Tehran.

Tuy nhiên, sáng kiến của ông Steinmeier đang gặp cản trở trong chính phủ. Cách đây hai tuần, các thứ trưởng Kinh tế và Tài chính đã hủy một cuộc gặp với Bộ Ngoại giao và Văn phòng thủ tướng, viện dẫn những lí do về xung đột chương trình nghị sự.

Triển vọng quan hệ Đức - Mỹ

Giới phân tích nhận định, tranh cãi giữa Thủ tướng Merkel và Ngoại trưởng Steinmeier trong chính sách dành cho chính quyền mới ở Washington là một tai họa đối với nước này khi phần còn lại của thế giới đang phát triển một trật tự mới.

Một số chuyên gia cho rằng, vì ông Obama là một người có khả năng thuyết phục nên sẽ rất khó để giới lãnh đạo Đức bày tỏ được những mối quan tâm của nước này nếu chúng đi ngược lại các chính sách của tân Tổng thống Mỹ. Điều này sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi tồn tại sự đối lập trong quan điểm giữa Thủ tướng và Ngoại trưởng.

Ông Obama hiện cũng chưa tỏ rõ thái độ sẽ tìm cách kết thân với bà Merkel hay mở lòng với ông Steinmeier - ứng viên đối thủ của bà cho chiếc ghế lãnh đạo Chính phủ Đức trong cuộc bầu cử năm nay.

Ông chủ mới của Nhà Trắng đã lên kế hoạch sớm thực hiện một chuyến công du tới Đức, nhưng không phải Berlin. Vào đầu tháng 4, ông Obama sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh kỉ niệm 60 năm thành lập NATO. Kehl và Baden-Baden - các thành phố Đức mà ông sẽ tới thăm, là những nơi ít nổi tiếng và đều nằm ở tây nam nước này.

  • Thanh Bình (lược dịch từ Spiegel) 

 

Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây

Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,