221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1144692
Khủng hoảng "đảo chiều" dòng di cư ở Trung Quốc
1
Article
null
Khủng hoảng 'đảo chiều' dòng di cư ở Trung Quốc
,
Làn sóng di cư lớn nhất trong lịch sử loài người đã đảo ngược

Nhiều người lao động chân tay ở Trung Quốc đang lũ lượt kéo về các vùng quê nông thôn, mang theo những khát vọng dang dở cùng với tâm trạng bực dọc khi công việc ở thành phố của họ, con đường thoát khỏi đói nghèo, trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một công nhân di cư vác túi đồ ở một ga xe lửa tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. (Ảnh: Reuters)

Con tàu K192 hàng ngày làm công việc chuyên chở dòng người di cư ngược trở lại đó.

Mỗi buổi chiều, con tàu vào ga ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên đông dân, sau một hành trình kéo dài 31 giờ từ Quảng Châu.

Hàng trăm hành khách mệt mỏi, một số người phải đứng suốt chặng đường do không còn ghế trống, xuống tàu và tản đi mọi ngả trong ánh sáng mờ nhạt của mùa đông ở Thành Đô và một tương lai bất định.

"Nhiều nhà máy đóng cửa. Nhà máy của tôi đã đóng cửa 3 tháng nay rồi. Chẳng còn gì để làm nên tôi trở về nhà", Vũ Hào, 21 tuổi, diện một chiếc áo len kẻ dọc thời trang và xách theo một chiếc vali kiểu cách, tâm sự.

Sau một năm làm ở Guangzhou, Vũ Hào quyết định trở về quê nhà, đúng một tháng trước Tết Nguyên đán.

Các quan chức ước tính, hơn 10 triệu lao động di cư đã trở về nông thôn khi hàng nghìn công ty bị ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu tiêu dùng mọi loại hàng hóa trên toàn thế giới, từ quần áo tới xe hơi, sụt giảm mạnh.

Chính phủ hiện phải đặt trong tình trạng báo động cao, lo ngại những hậu quả có thể nảy sinh từ tâm trạng thất vọng, chán nản vì mất việc làm ở giới trẻ.

Bắc Kinh đã kêu gọi các công ty không cắt giảm việc làm dù lợi nhuận có bị thu hẹp và nhiều chủ doanh nghiệp buộc phải cho công nhân nghỉ không lương.

"Việc bán hàng thật sự tồi tệ và sếp tiếp tục cho chúng tôi nghỉ. Tháng trước, chúng tôi đã nghỉ làm 15 ngày rồi", Đàm Quân - một hành khách trên chuyến tàu K192, kể. "Sang năm, tôi không trở lại đó nữa".

Với một nụ cười láu cá, Đàm trông giống một sinh viên hơn là một lao động chân tay trong nhà máy. Anh làm cho một công ty dược phẩm ở Đông Hoàn, một thành phố công nghiệp cạnh Quảng Châu.

Trong hơn 30 năm qua, khoảng 130 triệu người Trung Quốc đã rời nông thôn lên thành phố để tìm kiếm việc làm.

Dòng di cư này, được Liên hợp quốc miêu tả là lớn nhất trên thế giới, đã tiếp sức cho mức độ tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc, cải thiện đời sống cho những người nghèo đói nhất. Được biết đến là "dân số nổi" của Trung Quốc, những người lao động hiếm khi ở lâu dài tại nơi họ làm việc do các quy định về cư trú và họ thường trở về quê nhà vào mỗi dịp Tết.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2009 sẽ dưới 7,5%, mức thấp nhất kể từ năm 1990, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều người thất nghiệp.

Người lao động, cũng giống như các nhà chức trách, hy vọng sự đảo chiều di cư này chỉ là tạm thời, nhưng con số quá lớn để có thể bỏ qua. Theo Bộ An sinh, 10% tổng số người di cư đã trở về nông thôn.

Nền kinh tế mới?

"Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một sự thay đổi lớn trong năm tới, có thể là vào tháng 3 hoặc tháng 4", Vương Dân, một giám đốc của thị trường lao động Vũ Huy ở Thành Đô nói. "Rất nhiều người sẽ ở Tứ Xuyên để tìm kiếm việc làm và không đi sang các tỉnh khác".

Nếu đúng như vậy, họ có thể đang vẽ lại bản đồ kinh tế của Trung Quốc.

Các tỉnh ven biển từ lâu đã là những khu vực giàu có nhất ở nước này và là đích đến của nhiều lao động di cư. Tuy nhiên, họ đang phải chịu gánh nặng của tình trạng xuất khẩu giảm.

Trong khi đó, các vùng sâu trong đất liền nghèo khó hơn đang có cơ may nhờ gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Chúng tôi đang chứng kiến nhiều người tài năng trở về từ Quảng Đông, những người có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh", Ngụy Thành Nghị, một nhà quản lý của Công ty thương mại Doulton Thành Đô, nói. "Đó sẽ là một sự trợ giúp lớn cho chúng tôi".

Khi tuyên bố các chính sách ưu tiên cho nông thôn trong năm 2009, Chính phủ Trung Quốc nói rằng, họ sẽ khuyến khích những người mất việc làm trở về quê khởi nghiệp. Các nhà chức trách ở Trùng Khánh và Hà Nam, hai nguồn cung cấp lao động di cư lớn, cũng đã cam kết cho vay vốn ban đầu. 

Công tác tái thiết sau thảm họa động đất ở Tứ Xuyên năm nay cũng tạo ra một khối lượng việc làm khổng lồ, thu hút một phần "dân số nổi".

"Tôi chẳng có gì phải lo. Sẽ vẫn có chỗ để bạn tìm được một việc làm. Và khi bạn có nhiều bạn bè thì lại càng dễ hơn", Long Triệu Quân, một người đã có gần 4 năm làm việc trong các nhà máy ven biển, bày tỏ.

Ngay khi xuống tàu ở Thành Đô, Long nói rằng anh sẽ ở lại thành phố 10 triệu dân này để tìm việc làm và chơi vui một thời gian chứ chưa vội về quê.

  • Thanh Hảo (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,