221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1143276
Bốn năm sau thảm họa sóng thần: Hy vọng & thất vọng
1
Article
null
Bốn năm sau thảm họa sóng thần: Hy vọng & thất vọng
,

Khi những khối nước chết người của trận sóng thần châu Á ập vào ngôi làng đánh cá tại tỉnh Aceh, Indonesia 4 năm trước đây, không một ngôi nhà nào còn đứng vững. Hiện giờ, nhiều nhà cửa đã mọc lên.

Sóng thần tấn công vùng Penang (Malaysia) - Ảnh AP

Sự hồi phục của khoảng một chục nước dính thảm họa Ấn Độ Dương, làm hơn 220.000 người thiệt mạng, là không đồng đều. Trong khi một số cộng đồng đã hồi phục và phồn thịnh với hàng tỷ USD tiền viện trợ thì một số khác lại tàn lụi.

Tại Lam Tutui, một dân làng 54 tuổi tên là Keuchik Baharudin nhắc lại việc ông nghe thấy những con khỉ trên cây la hét hoang dại như thế nào trước khi sóng thần ập tới và giết hại vợ cùng 5 con của ông. "Tôi nhìn thấy cả ngôi làng của mình thành bãi đất trống".

Một trong số 75 người còn sống sót của ngôi làng gồm 545 người, là Baharuddin đã tái dựng được cuộc sống trước kia tại một ngôi làng mới, kết hôn với một người phụ nữ góa chồng vì sóng thần và vừa đón một cậu con trai mới chào đời.

Có nhiều ngôi nhà được dựng lên bằng tiền cứu trợ và hiện những người sống sót đang kiếm tiền bằng cách cho thuê trong khi những ngôi nhà khác vẫn còn bỏ trống, ông Baharuddin cho hay.

TIN LIÊN QUAN

Tại Aceh, cùng với đảo Nias ở gần đó là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sóng thần, có ít nhất 168.000 người thiệt mạng, tái thiết là một thành công. Giới chức đã chi khoảng 6,7 tỷ USD trong số 7,2 tỷ USD cam kết viện trợ của các nhà hảo tâm để dựng gần 125.000 ngôi nhà và xây cơ sở hạ tầng như trường học, đường sá, cầu cống, cơ quan tái thiết Aceh-Nias (BRR) của Indonesia cho hay.

BRR, dự kiến đẩy mạnh sứ mệnh giám sát các nỗ lực viện trợ của quốc tế và địa phương vào tháng 4/2009, đã được đánh giá cao vì thực hiện tốt công việc với ít trường hợp tham nhũng xảy ra. Tại Indonesia, các vụ tham nhũng thường diễn ra trong các dự án của chính phủ.

Quá trình hồi phục cũng được diễn ra suôn xẻ nhờ có thỏa thuận hòa bình giữa lực lượng ly khai Phong trào Aceh tự do (GAM) và chính phủ Indonesia, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 3 năm làm 15.000 người thiệt mạng. Nhưng hiện giờ có lo lắng rằng khi quá trình tái thiết kết thúc, Aceh sẽ trở lại tình trạng nghèo khổ và có thể là bất ổn.

Thất nghiệp, hiện ở mức 10%, được dự kiến là tăng lên và kinh tế sẽ phát triển chậm lại khi BRR kết thúc công việc, Thống đốc Aceh Irwandi Yusuf - một cựu chiến binh của GAM, người được tham gia vào chính trường như một phần trong thỏa thuận hòa bình, cho hay.

Ngoài ra, cũng có lo ngại rằng việc các chiến binh cũ thất nghiệp, hiện vào khoảng 20%, có thể dẫn tới sự gia tăng bạo lực hoặc đụng độ trong khi bầu cử diễn ra - vào tháng 4/2009.

Lo lắng được chất thêm từ việc: trong khi viện trợ được chuyển cho những vùng bờ biển bị sóng thần tấn công thì những người sống tại các khu vực nằm sâu trong đất liền bị nội chiến tàn phá lại bị bỏ quên, người đứng đầu BRR Kunturo Mangkusubroto cho biết. "Kinh tế nông thôn ở vùng duyên hải, nơi bị sóng thần tàn phá, đã hồi phục, tôi có thể nói như vậy với sự tự tin. Nhưng kinh tế nông thôn ở vùng nội địa bị xung đột tàn phá thì vẫn chưa hồi phục".

Trong khi sóng thần giúp chấm dứt chiến tranh ở Aceh, cuộc chiến kéo dài giữa chính phủ Sri Lanka và lực lượng ly khai Hổ Tamil lại làm tổn hại những nỗ lực tái thiết các vùng bị tàn phá ở nước này. Ở Sri Lanka, khoảng 31.000 người thiệt mạng vì sóng thần và khoảng 10.000 người hiện vẫn sống trong các trại tạm.

Kiểm toán nhà nước của Sri Lanka cho hay, năm 2005 chỉ có 13,5% trong tổng số 1,16 tỷ USD cam kết cho các nạn nhân sóng thần được chi dùng. Kể từ đó tới nay, không có con số tương tự nào được chính phủ Sri Lanka công bố.

Tình trạng lãng phí và thói quan liêu đã được nêu bật vào tháng 10 khi chính phủ nước này phải hủy hơn 5 tấn gạo và đậu lăng mà chương trình lương thực thế giới quyên góp cho các nạn nhân sóng thần do nó bị mục nát trước khi được phân phối.

Tình trạng quản lý tồi cũng làm hỏng một phần nhỏ nỗ lực cứu trợ tại Malaysia, nơi có 68 người thiệt mạng. Các nhân viên kiểm toán của chính phủ đã phát hiện tiền cứu trợ được chi tiêu không tốt dẫn tới tình trạng nhà cửa được xây không ở được, tàu được đóng cũng không dùng được.

Tại Thái Lan, nơi có 5.400 người thiệt mạng - trong đó 1/2 là khách du lịch nước ngoài, ngành du lịch đã hồi phục, và chỉ bị ảnh hưởng vì bất ổn chính trị.

  • Hoài Linh (Theo AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,