221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1142102
Bung xung chuyện Nga bán tên lửa cho Iran
1
Article
null
Bung xung chuyện Nga bán tên lửa cho Iran
,
Các quan chức Nga công khai nói rằng nước này sẽ không bán các vũ khí phòng thủ tầm xa cho Iran. Tuy nhiên, một nguồn tin "ngoại giao quân sự" nói rằng bản hợp đồng đã được thực hiện.

Hệ thống S-300 có tầm bắn khoảng 120km. (Ảnh: Rian)

Iran đã tạo ra một chút nghi ngờ khi nước này muốn mua của Nga một hệ thống vũ khí phòng không tinh vi. Những thông tin lộn xộn trong những ngày gần đây không chỉ dừng lại ở câu hỏi: Moscow có thừa nhận hay không?

Dưới áp lực từ Israel, nước xem Iran như một trong những mối đe dọa lớn nhất ở Trung Đông, các nhà chức trách Moscow cam kết sẽ không bán các vũ khí phòng thủ tầm xa lưu động S-300 cho Tehran. Tuy nhiên, một loạt các thông tin trái chiều gần đây đã làm nóng dư luận thế giới về vấn đề này.

Iran kín tiếng

Hôm 22/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran rất kín miệng. Hassan Qashqavi nói với các phóng viên rằng ông không "nhận được bất kỳ một thông tin nào" liên quan đến các tên lửa từ các nhà chức trách "liên quan".

"Các bạn biết rõ là chúng tôi có sự hợp tác về văn hóa, kinh tế, chính trị và quốc phòng với Nga", ông này nhấn mạnh. "Tôi không thể xác nhận hay phủ nhận thông tin. Các bạn đều biết chúng tôi có một số thỏa thuận với Nga. Một vài trong số này đã được thực thi, một số vẫn chưa".

Cuối tuần vừa qua, nhà lập pháp Esmail Kosari, Phó Giám đốc Ủy ban Chính sách ngoại giao và An ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran, đã khiến dư luận sốc khi thông báo Iran sẽ sớm sở hữu hệ thống S-300, dàn phóng tên lửa có thể bắn hạ máy bay ở tầm cao.

"Hệ thống tên lửa này có thể được sử dụng để mở rộng năng lực phòng thủ của Israel và bảo vệ chủ quyền đất nước", hãng tin IRNA trích lời ông Kosari.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran có từ những năm 1960 và 1970 và hiện đã lỗi thời.

Với tầm xa khoảng 120km, S-300 có thể cho phép Iran chạm tới các lực lượng liên quân đang đóng ở Iraq và Afghanistan, nếu như các tên lửa này được đặt ở các vùng biên giới.

Ý định thực sự của Nga?

TIN LIÊN QUAN
 
Các quan chức Nga cũng kiệm lời khi khẳng định sẽ không bán các vũ khí này cho Iran.

Tuy nhiên, Rosoboronexport, một công ty nhà nước Nga chuyên sản xuất và phân phối vũ khí, ra một thông báo hôm 22/12 rằng Moscow sẽ tiếp tục bán cho Iran các vũ khí phòng thủ. Tuy nhiên, hãng này không tiết lộ tên các hệ thống phòng không.

Hãng tin Interfax trích đoạn văn bản trên: "Đặc biệt, Nga phát triển sự hợp tác công nghệ - quân sự với Iran theo đúng các cam kết quốc tế... Sự hợp tác này không thể là một nguồn gây lo ngại đối với các nước thứ ba".

Theo Interfax, Ủy ban Hợp tác Công nghệ - quân sự Liên bang cũng ra một thông báo nói thẳng thừng rằng "các thông tin trên báo chí về việc Nga trao các hệ thống S-300 cho Iran là không đúng".

Trước đó, Interfax đăng tải một bài báo, dẫn lời một nguồn tin "ngoại giao quân sự" giấu tên ở Moscow rằng các hệ thống S-300 đang đóng gói và chuẩn bị vận chuyển sang Iran.

"Các hệ thống phòng không S-300 được cho là sẽ được chuyển tới kho hàng của Bộ Quốc phòng", nguồn tin này nói.

Có thể, Moscow không có ý định bán cho Iran loại vũ khí này nhưng muốn tỏ rõ với phương Tây những thiệt hại mà nước này có thể gây ra đối với các chiến lược của Washington nếu nghiêng theo chiều hướng đó.

Tuần trước, Nga đồng ý tặng 10 phi cơ chiến đấu MiG-29 cho Lebanon, hủy hoại mục đích của Mỹ không trao cho quốc gia Trung Đông bất kỳ vũ khí nào có thể đe dọa tới Israel.

Lo ngại của Israel

Israel, vốn lo ngại sâu sắc về chương trình hạt nhân của Iran, tuần trước đã cử các đại diện tới Moscow để yêu cầu dừng bất kỳ một hợp đồng bán S-300 nào.

Meir Javedanfar, một chuyên gia về Trung Đông, nói trong một bài viết trên Blog của ông gần đây rằng, nỗi lo thực sự của Tel Aviv không phải là các vũ khí này có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Nhà nước Do Thái nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran mà là chúng tạo cho Ayatollah Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao của Iran, quá nhiều lòng tin khi Tehran chuẩn bị đối phó với chính quyền của Tổng thống mới đắc cử Barack Obama.

Theo Javedanfar, một khi có S-300, lãnh đạo tối cao của Iran khó mà đi theo hướng chấp nhận đề nghị đối thoại của Obama và đáp lại những hành động thiện chí của Washington.

Phương Tây cho rằng việc bán hệ thống S-300 cho Iran sẽ phá hỏng nỗ lực quốc tế ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này. (Ảnh: AFP)

Mỹ đòi câu trả lời

Phương Tây lập tức lên án Nga về việc bán vũ khí phòng thủ cho Iran, nói rằng những thỏa thuận như vậy sẽ phá hỏng nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Hôm qua, các quan chức Mỹ nói rằng họ muốn một câu trả lời từ Nga về hành động mà Washington khẳng định là có thể đe dọa đến quân Mỹ ở Iraq và Afghanistan.

Theo một quan chức tình báo quân sự cấp cao Mỹ, mặc dầu Moscow đưa ra nhiều thông tin mâu thuẫn, Washington vẫn tin bản hợp đồng đang được thực hiện.

Robert Wood, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, cho biết Mỹ muốn Nga giải thích rõ ràng.

"Chúng tôi liên tục nói rõ với chính phủ Nga rằng chúng tôi kịch liệt phản đối việc bán S-300. Như chính phủ Mỹ từng khẳng định trước kia, đây không phải thời điểm thích hợp để làm ăn bình thường với chính phủ Iran".

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga chỉ định bán các vũ khí phòng thủ cho Iran, tuân thủ đúng các nghị quyết mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nhằm trừng phạt Iran vì từ chối ngừng làm giàu Uranium. Các nghị quyết này cấm bán cho nước Cộng hòa Hồi giáo các vật liệu có thể giúp nước này phát triển chương trình hạt nhân.

Các nhà chức trách thừa nhận, Nga không vi phạm nghị quyết nào nếu bán S-300 cho Iran.

  • Thanh Hảo (Theo LA Times, Press TV, AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,