221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1132031
Châu Âu phấp phỏng chờ chính sách của Obama với Iran
1
Article
null
Châu Âu phấp phỏng chờ chính sách của Obama với Iran
,

Iran giờ có thể tự tin tuyên bố đã sản xuất đủ nguyên liệu hạt nhân để chế tạo một quả bom nguyên tử. Diễn biến mới này lại làm dấy lên những tranh luận ở châu Âu về cách Barack Obama sẽ ngăn cản nỗ lực trên của Iran.

Tổng thống mới đắc cử của Mỹ, Obama (Ảnh: Aejmc.org)

Sự thật là nhiều chuyên gia hạt nhân ở Mỹ đã lên tiếng hồi tuần trước, dựa trên những thông tin từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), rằng Iran có đủ uranium được làm giàu ở mức thấp để sản xuất vũ khí nguyên tử.

Tuy nhiên, để sản xuất vũ khí nguyên tử, Iran sẽ cần phải tinh chế thêm nguyên liệu này và có thiết kế đầu đạn hạt nhân. Iran cũng sẽ phải trục xuất các thanh sát viên của IAEA, những người có thể lần thấy dấu vết của một ứng dụng vũ khí nguyên tử.

Tình hình trên đang gây áp lực buộc Obama phải nhanh chóng đưa ra một chiến lược đối phó với Iran. Điều mà châu Âu lo ngại là Obama định làm gì ngay khi nhậm chức. Họ thắc mắc những cam kết về việc đàm phán trực tiếp với Iran, không cần điều kiện tiên quyết, mà Obama đưa ra trong lúc vận động tranh cử giờ có ý nghĩa gì?

Giới lãnh đạo châu Âu lo ngại bị gạt ra ngoài nếu Mỹ đàm phán trực tiếp với Iran, do vậy mất đi một phương tiện gây áp lực chống lại các hành động quân sự mà Mỹ có thể tiến hành.

Ngoại trưởng Pháp là Bernard Kouchner hy vọng chính quyền Obama có thể sẽ lắng nghe. Ông đã bày tỏ một vài quan ngại của châu Âu cách đây hai tuần trong bài diễn văn tại viện Brookings: ’’Mọi việc phụ thuộc vào việc quân bài của Mỹ được chơi như thế nào và khi nào. Washington có thể giúp khai thông bế tắc hiện nay hoặc làm tê liệt cách tiếp cận song trùng’’.

Thérèse Delpech, chuyên gia có uy tín nhất của Pháp về phổ biến hạt nhân, cho rằng: ’’Ngoại trưởng Kouchner gần như đã nói rằng Pháp không muốn các cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và Iran. Nếu Obama chọn con đường đàm phán song phương, Iran sẽ chơi 4 quân bài cùng một lúc, với Nga, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Việc này sẽ khiến Iran dễ bề xoay sở’’.

Pháp cũng muốn Mỹ tham gia vào một hội nghị do Nga khởi xướng để thảo luận về cơ cấu an ninh mới cho châu Âu, trong đó có kế hoạch lá chắn tên lửa Mỹ ở Ba Lan và CH Séc cũng như triển vọng Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Grudia và Ukraine. Cả hai vấn đề này sẽ trở thành quân bài mặc cả về sự trợ giúp của Nga đối với Iran.

Tóm lại, châu Âu đang có rất nhiều câu hỏi về Obama. Liệu Obama sẽ chấp nhận giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, tiến hành đàm phán sóng phương, hay sử dụng các đồng minh như miếng mồi thương mại?

Nhiều chuyên gia cho rằng, khó có thể biết chính sách của Obama đối với Iran sẽ thế nào, với việc Hillary Clinton gần như chắc chắn trở thành Ngoại trưởng Mỹ và cựu Tướng James Jones có thể trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Obama.

  • Minh Sơn (theo IHT) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;