221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1128993
Thế giới chung tay đối phó khủng hoảng
1
Article
null
Thế giới chung tay đối phó khủng hoảng
,

 - Lần đầu tiên, một cuộc họp với sự tham dự của lãnh đạo các nước phát triển, những nền kinh tế mới nổi, cùng đại diện nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, đã được tổ chức tại Washington vào ngày cuối tuần. Hội nghị đã thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia và mở ra xu thế hợp tác đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1. Cùng nhau vượt bão

Hội nghị thượng đỉnh G20 đã đưa ra được kế hoạch hành động chống khủng hoảng. (Ảnh: THX)

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh tài chính nhóm 20 quốc gia (G20) tại thủ đô Washington (Mỹ) hôm 15/11 đã ủng hộ một kế hoạch hành động nhanh đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhất trí về việc cần phải có các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, có các quy định phù hợp đối với thị trường tài chính và trao vai trò lớn hơn cho các nước đang nổi lên. 

2. Chuyển giao quyền lực

Thế giới đang quan tâm tới cuộc chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng. (Ảnh: Corbis)

Dư luận thế giới đang theo dõi sát hoạt động chuyển giao quyền lực tại Mỹ giữa Tổng thống đương nhiệm George W. Bush và Barack Obama, người vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 4/11, cũng như danh sách thành viên Nội các mới. NBC News hôm 14/11 tiết lộ, cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton có thể được chọn làm Ngoại trưởng, trong khi một số hãng tin dự đoán Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại Robert Gates có khả năng tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này.

3. Chưa rõ nguyên nhân

Một chiếc tàu ngầm loại Nerpa của Nga. (Ảnh: Corbis)

Hơn 20 người chết và 20 người khác bị thương khi hệ thống dập lửa tình cờ bị kích hoạt trên chiếc tàu ngầm hạt nhân Nerpa của Nga ở Thái Bình Dương chiều ngày 8/11. Nhận định ban đầu cho rằng, hệ thống cứu hỏa trên chiếc tàu ngầm hạt nhân bị kích hoạt làm xì khí Freon, khiến các nạn nhân bị ngạt thở. Tuy nhiên, theo tin của cơ quan điều tra công bố ngày 11/11, thì hệ thống cứu hỏa vẫn hoạt động tốt, không hề bị trục trặc. Hiện nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng.

4. Căng thẳng liên Triều

Khu công nghiệp Kaesong ở biên giới liên Triều. (Ảnh: Corbis)

Tờ Chosun Ilbo hôm 14/11 cho biết, các quan chức quân sự CHDCND Triều Tiên đã yêu cầu giới chủ doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển nhà máy của họ ra khỏi CHDCND Triều Tiên, một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy nước này rất nghiêm túc về việc đóng cửa biên giới. Hai ngày trước, quân đội CHDCND Triều Tiên tuyên bố, sẽ hạn chế nghiêm ngặt và cắt đứt qua lại trên bộ qua đường ranh giới quân sự giữa nước này với Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 1/12.

5. Kiến nghị sửa đổi

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. (Ảnh: Corbis)

Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev vừa đệ trình lên Quốc hội nước này một bản kiến nghị kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống lên 6 năm thay vì 4 năm như hiện nay. Ông Medvedev nói rằng nhiệm kỳ lâu hơn sẽ giúp cho Tổng thống có nhiều thời gian hơn để thúc đẩy cải cách. Điện Kremlin cho biết kiến nghị thay đổi này không áp dụng cho nhiệm kỳ hiện tại của ông Medvedev.

  • VietNamNet 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,