221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1114830
10 ý tưởng tệ hại nhất của Obama
1
Article
null
10 ý tưởng tệ hại nhất của Obama
,

Cả John McCain và Barack Obama đều có nhiều đề xuất chính sách rất thông minh nhưng cả hai cũng có những ý tưởng bị coi là tồi tệ. Tạp chí Chính sách Ngoại giao lần lượt nêu 10 sáng kiến không đáng có của hai ứng viên Tổng thống Mỹ.  

Kỳ này, Obama ngồi trên ghế nóng và tiếp đó sẽ là McCain.

Tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

(Ảnh: Getty Images)
Obama đã nói gì: "Tôi bảo đảm là chúng ta sẽ thương thuyết lại... Tôi nghĩ chúng ta nên dùng sức mạnh của sự lựa chọn tiềm năng như một đòn bẩy để chắc chắn có được những tiêu chuẩn về lao động và môi trường, những thứ phải được thực thi".

(Tuyên bố tại cuộc tranh luận trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại Cleveland ngày 26/2/2008).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Thỏa thuận thương mại mất vài năm để thương thuyết, và Mexico cũng như Canada gần như chắc chắn sẽ có sự nhượng bộ mới trong một vòng đàm phán mới.

Obama đã đúng khi nói sự phát triển mạnh hơn của kinh tế Mexico sẽ giảm bớt lượng người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, nghị sĩ này đã sai khi nghĩ rằng tấn công NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) là cách đúng đắn để giải quyết những thách thức kinh tế.

Thật may mắn, kể từ sau cuộc bầu cử sơ bộ ở Ohio, Obama đã rút lại những chỉ trích khó nghe đối với thỏa thuận này.

Phản đối Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Colombia

(Ảnh: Getty Images)
Obama đã nói gì: "Và tôi cũng sẽ phản đối Hiệp định thương mại tự do với Colombia nếu Tổng thống Bush cứ khăng khăng gửi nó tới Quốc hội vì bạo lực chống các công đoàn tại Colombia sẽ gây ra một sự nhạo báng với việc bảo vệ người lao động mà chúng ta yêu cầu phải có trong những thoả thuận kiểu đó".

(Phát biểu tại Philadelphia AFL-CIO hôm 2/4/2008).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Obama đã trích dẫn bạo lực chống người lao động, nhưng tỷ lệ các vụ giết hại thành viên công đoàn ở Colombia năm 2007 chỉ là 4 trên 100.000 người, thấp hơn tỷ lệ đối với thường dân.

Thoả thuận trên không gây mất mát gì cho Mỹ mà trên thực tế các nhà kinh tế còn dự đoán xuất khẩu của Mỹ sẽ có tăng trưởng nhẹ. Kết quả cuối cùng là Mỹ có một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống ma túy và việc củng cố cam kết của Colombia trong việc mở cửa buôn bán với Mỹ mới là mục tiêu xứng đáng.

Nói công khai về việc đánh bom Pakistan

Obama đã nói gì: "Nếu chúng ta có tin tình báo chắc chắn về những mục tiêu khủng bố có giá trị cao và Tổng thống Musharraf không hành động, chúng ta sẽ ra tay".

(Ảnh: Getty Images)

(Phát biểu tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson, Washington D.C ngày 1/8/2007).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Tham gia các cuộc tấn công quân sự ở Pakistan ngẫu nhiên trở thành chính sách đã định.

Tuy nhiên, không ai ngoài Joe Biden hồi tháng 8 đã chỉ ra rằng: "Đây không phải là điều cần bàn tới... Điều cuối cùng mà anh làm là gửi điện cho công chúng Pakistan và nói quân Mỹ đang chuẩn bị xâm phạm chủ quyền của họ".

Đàm phán với Mahmoud Ahmadinejad

Obama đã nói gì: Khi được hỏi, liệu ông có sẵn sàng gặp riêng, không điều kiện tiên quyết, với các nhà lãnh đạo Iran, Syria, Venezuela, CHDCND Triều Tiên, Cuba trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tại Washington hay bất cứ nơi nào khác không? Obama trả lời: "Có".

(Ảnh: Getty Images)
(Phát biểu của Obama tại cuộc tranh luận thời kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại Charleston, South Carolina hôm 23/7/2007).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Tiếp xúc với các quốc gia trên có thể là động thái khôn ngoan, thậm chí chính quyền Bush cũng đã thương thuyết với Bình Nhưỡng và gửi một số phái viên tới hội đàm với Iran.

Tuy nhiên, một cuộc gặp cấp nguyên thủ mà không có điều kiện? Đó là một điều hoàn toàn khác, đặc biệt khi nói tới Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Như chuyên gia Karim Sadjadpour nói trên tờ Wall Street Journal: "Chỉ có hai cách khôn ngoan cải tạo được Ahmadinejad đó là: đánh bom Iran hoặc phải có sự góp phần của những nỗ lực lớn". Chẳng trách đội cố vấn chính sách đối ngoại của Obama đã rút lại câu trả lời ngẫu hứng của ứng viên này.

Thúc đẩy đạo luật yêu nước đối với các chủ lao động

Obama đã nói gì: "Khi tôi là Tổng thống... Tôi sẽ thông qua đạo luật ái quốc đối với các chủ lao động. Đây là đạo luật mà tôi đã đấu tranh kể từ khi tranh cử vào Thượng viện - chúng ta sẽ ngừng giảm thuế cho những công ty xuất việc làm sang nước ngoài, và chúng ta sẽ giảm thuế cho các công ty tạo công ăn việc làm với mức lương dễ chịu tại nước Mỹ".

(Phát biểu tại Janesville, Wisconsin ngày 13/2/2008).

(Ảnh: Getty Images)


Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Hai nhà kinh tế học người Anh là Willem Buiter và Anne Sibert đã chỉ trích gay gắt dự luật này là "phản động, dân tuý, bài ngoại và ngu ngốc".

Một chút dân tuý khó có thể là mối đe doạ với trật tự kinh tế toàn cầu - dự luật đề nghị hoàn một lượng tiền thuế nhỏ cho các chủ lao động nếu họ đáp ứng được 6 điều kiện, gồm cả điều khoản không thể thực hiện được như đặt trụ sở chính tại Mỹ.

Đây chưa bao giờ là một chính sách kinh tế thông minh để thưởng cho các công ty hạn chế các hoạt động sinh lợi của họ.

Khuyến khích dùng nhiên liệu lỏng từ than đá

Obama đã nói gì: "Những người mà tôi gặp trong cuộc họp ở tòa thị chính đã quay về nhà và thay vì nạp nhiên liệu từ kho dự trữ dầu thô ở Ảrập Xêút thì họ đã dùng nhiên liệu làm từ kho than đá ở Nam Illinois. Chúng ta đã có công nghệ để làm điều đó theo cách vừa sạch vừa hữu hiệu. Điều mà chúng ta luôn thiếu là ý chí chính trị".

(Ảnh: iStockPhoto)
(Phát biểu giới thiệu Đạo luật khuyến khích dùng nhiên liệu lỏng làm từ than đá hôm 7/6/2006).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Chính sách năng lượng của Obama cần phải được tuyên dương. Tuy nhiên, việc mượn ý tưởng của Đức thời Thế chiến II và thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại là một nước cờ tồi.

Nhiên liệu lỏng làm từ than đá sản sinh ra gấp đôi lượng khí nhà kính so với xăng thông thường, các chuyên gia cho biết. Ngoài ra, thật ngu ngốc khi bao cấp cho một ngành công nghiệp sẽ phá sản nếu giá dầu giảm.

Vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà môi trường học, bộ máy tranh cử của Obama đã nói lại lập trường của chính trị gia này vào tháng 6/2007 như sau: Nếu công nghệ này chưa hoàn chỉnh hoặc cho tới khi nó hoàn chỉnh, Thượng nghị sĩ Obama sẽ không ủng hộ việc phát triển bất cứ một nhiên liệu lỏng từ than đá nào nếu nó không giảm ít nhất 20% lượng khí thải so với nhiên liệu thông thường.

Kể từ thời điểm trên, ý tưởng này không còn xuất hiện trong những tài liệu tranh cử của Obama nữa.  

Bỏ thuế thu nhập cho các sếp thu nhập dưới $50.000

(Ảnh: Getty Images)
Obama đã nói gì: "Tôi sẽ làm cho đời sống sau khi về hưu của lãnh đạo các công ty được bảo đảm hơn khi bỏ thuế thu nhập đối với những người về hưu kiếm ít hơn 50.000 USD/năm".

(Phát biểu hôm 7/11/2007 tại Bettendorf, Iowa).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Hầu hết lãnh đạo các công ty sau khi về hưu đã không phải trả thuế thu nhập. Đó là vì họ đã nhận được những ưu đãi trong mã số thuế.

Hơn nữa, tại sao những đối tượng trên lại xứng đáng được giảm thuế hơn những gia đình đang sống chật vật.

Trung tâm chính sách thuế, do Viện Brookings và Viện Đô thị điều hành, đã chỉ trích ý tưởng trên trong một báo cáo gần đây, vì rằng những chi tiêu của Chính phủ cho các đối tượng trên đã phình ra do nhóm những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ trẻ em đồng loạt về hưu. "Có vẻ là không thích hợp khi giảm thuế thu nhập đặc biệt cho nhóm này".

Ủng hộ trợ cấp ethanol

Obama đã nói gì: "Ethanol giúp giữ vững an ninh quốc gia vì hiện nay chúng ta đang chuyển hàng tỷ USD sang một số nước thù địch nhất trên trái đất này".

(Ảnh Getty Images)
(Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy xử lý ethanol VeraSun Energy tại thành phố Charles, Iowa hồi tháng 8/2007).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Như nhà kinh tế Paul Krugman từng viết, ethanol từ ngô là "tồi tệ đối với nền kinh tế, với người tiêu dùng và với trái đất".

Nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới là Donald Mitchell cho rằng nhiêu liệu sinh học, gồm cả ethanol, đã góp 75% vào việc đẩy giá lương thực toàn cầu tăng cao từ năm 2002 và dẫn tới khủng hoảng kinh tế lẫn tình trạng bạo loạn tại một số nước như Haiti, Ai Cập và Somalia.

Ngoài ra, cũng có rất ít bằng chứng cho thấy nhiên liệu sinh học có phần đóng góp lớn trong việc ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu.

Nghiên cứu gần đây đăng trên tờ Science cho thấy, cần phải có đất nông nghiệp để trồng ngô làm nhiên liệu ethanol. Tuy nhiên, việc này dẫn đến tình trạng phá rừng ở quy mô lớn, tác động tiêu cực tới việc giảm khí carbon.

Vậy tại sao thượng nghị sĩ Obama lại ủng hộ việc trợ cấp gây lãng phí như vậy? Vì Illinois là vùng trồng ngô lớn, Obama nói. Ít nhất thì ứng viên này cũng trung thực.

Đánh thuế bổ sung với các công ty dầu

Obama đã nói gì: "Tôi sẽ buộc các công ty dầu như Exxon phải trả thuế với khoản lợi nhuận kếch xù của họ và chúng ta sẽ dùng tiền này để giúp các gia đình thanh toán chi phí năng lượng đang tăng vọt và các hóa đơn khác".

(Ảnh Getty Images)

(Phát biểu tại Raleigh, Bắc Carolina hôm 9/6/2008).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Obama chỉ tấn công hiện tượng chứ không phải căn bệnh thực sự.

Rõ ràng là khó mà bảo vệ được các công ty dầu đang có lợi nhuận trong khi người tiêu dùng phải khó khăn đổ đầy bình xăng.

Tuy nhiên, nhóm Big Oil (6 công ty năng lượng lớn, không thuộc sở hữu nhà nước) gồm ExxonMobil (XOM), Royal Dutch Shell (RDS), BP (BP), Chevron Corporation (CVX), ConocoPhillips (COP), Total S.A. (TOT) có rất ít quyền kiểm soát giá dầu hàng ngày - vốn phụ thuộc vào mức cung và cầu của toàn cầu - mà chính là OPEC mới là tổ chức có quyền.

Với việc hạn chế các công ty dầu kiếm lợi nhuận lớn, ví dụ, đánh thuế có thể ngăn cản các công ty này đầu tư vào các nhà máy lọc dầu và tìm nguồn dầu mới, sẽ dẫn tới việc ít công ăn việc làm được tạo ra và có thể khiến giá dầu tăng lên. Cựu Tổng thống Jimmy Carter từng thử nghiệm chính sách này năm 1980 và việc này chỉ làm tăng sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu từ nước ngoài.

Chọn một ngành đặc biệt để trừng phạt vì nó không được ưa chuộng về mặt chính trị cũng không phải là khôn ngoan về mặt kinh tế.

Mở kho dự trữ dầu chiến lược

(Ảnh: Newsmakers)
Obama đã nói gì: "Chúng ta nên bán 70 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược để giá dầu thô giảm bớt, việc mà trong quá khứ đã làm giảm giá khí đốt trong vòng 2 tuần liền".

(Phát biểu tại Lansing, Michigan hôm 4/8/2008).

Tại sao đây lại là một ý tưởng tồi: Hồi tháng 7, Obama đã đúng khi nói dự trữ dầu chiến lược phải để dành cho trường hợp thực sự cần thiết.

Bán dầu từ kho dự trữ 700 triệu thùng sẽ làm tăng nguồn cung cấp trong nước và có thể làm giá giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khuyến khích người tiêu dùng dùng nhiều dầu hơn sẽ chẳng thay đổi được gì. Ngoài ra, rút hết dầu dự trữ sẽ khiến nước Mỹ bị tổn thương nếu nguồn cung cấp bị đình lại vì thảm hoạ thiên nhiên hoặc những bất ổn ở Trung Đông.

Ý tưởng không hay ho này được Obama đưa ra hồi tháng 8 sau khi McCain bắt đầu tấn công Obama về việc khoan dầu ở ngoài khơi.

  • Hoài Linh (Theo Foreign Policy)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,