221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1113124
Cư dân mạng TQ nói về vụ sữa bẩn
1
Article
null
Cư dân mạng TQ nói về vụ sữa bẩn
,

Ngay khi sự thật về vụ sữa nhiễm hoá chất bị phát hiện, người dân Trung Quốc đã có những phản ứng mạnh mẽ, chủ yếu là tức giận, lo sợ và bối rối. Cộng đồng mạng nước này cũng đăng tải ý kiến khác nhau của mình về vụ bê bối.

Kiểm tra sản phẩm sữa ở một siêu thị tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh AFP)

Tẩy chay Tam Lộc

Một người gửi ý kiến lên diễn đàn của Nhật báo Trung Hoa cho biết: “Không thể tin nổi hành vi sai trái của Tập đoàn Tam Lộc. Tập đoàn này đã che giấu vụ sữa bột trẻ em nhiễm bẩn trong tám tháng trời, trong khi hàng chục nghìn trẻ em bị ốm, bị sỏi thận vì uống sữa bẩn. Đây là sự sai trái đáng kinh ngạc của Tam Lộc trong khi cuộc sống của người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Toàn thể ban giám đốc cần được thay thế lập tức.

Sự từ chức của ông Lý Trường Giang (Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm tra, Kiếm định và Giám sát chất lương là không và sẽ không đủ giải quyết các nguy cơ tương lai, văn hoá tập đoàn của Tam Lộc là không thể chấp nhận được. Đó không chỉ là sai lầm đã qua, nó là hành động che giấu một khối ung nhọt trong tám tháng liền để rồi dẫn đến vụ khủng hoảng này.

Một người khác thì nói: ‘’Tam Lộc đã để mất hết niềm tin của mọi người. Tam Lộc đã từng phủ nhận, rồi thừa nhận sự sai trái. Tam Lộc đã mất hết niềm tin của mọi người. Chuyện gì sẽ tới tiếp theo? Tam Lộc sẽ làm gì với những em nhỏ bị ốm và gia đình của các em? Có đơn giản chỉ là bồi thường hay thu hồi không?”.

Nông dân - nạn nhân khác của sữa bẩn

Theo một cư dân mạng thì: Sau khi vụ sữa bẩn xảy ra, hầu hết mọi người đều chú ý vào những em nhỏ bị ốm, bị sỏi thận, mà ít để ý đến cuộc sống khó khăn của những nông dân trang trại sữa.

Tôi đã xem chương trình truyền hình nói về cuộc sống của họ. Những người từng cung cấp sữa nguyên liệu sạch cho Tam Lộc sống ở một ngôi làng của Thạch Gia Trang. Bây giờ, không ai còn muốn nguồn sữa ấy nữa, kể cả miễn phí, không ai nói việc mua bán nữa. Và những gì làm đảo lộn cuộc sống của họ là bò sữa cần được vắt sữa hàng ngày nếu không sẽ bị chứng viêm vú. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều sữa nguyên liệu sạch bị đổ bỏ. 20 nông dân trong làng đã đem bò sữa đi bán, người khác cố giữ bò nhưng cũng trong cảnh giữa dòng. Một bên là sự gắn bó với những con bò họ nuôi từ khi chúng còn nhỏ, một bên là khoản chi phí lớn để nuôi bò mà lại không hề có thu nhập trở lại.

Và chưa ai hiểu, những tháng tới, điều gì sẽ xảy ra. Nhất là khi mùa đông tới gần.

Dán mác "không có melamine" với sản phẩm sữa nước trong một siêu thị ở Thành Đô, Trung Quốc (Ảnh AFP)
Những nghi vấn

Một người đăng tải lên diễn đàn những câu hỏi của mình.

- Vụ thức ăn cho thú cảnh nhiễm melamine đã từng giết chết nhiều chó và mèo ở Mỹ năm ngoái. Vì sao có những người muốn giết chết các em nhỏ giống như vậy?

- Trước ngày 6/8, nghĩa là một năm, chính xác là hơn một năm trôi qua sau vụ bê bối thức ăn cho thú cảnh từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, chẳng lẽ không có bài học nào về sự chân thành, chân thực trong kinh doanh và giám sát chất lượng?

- Những người mua sữa ở vùng nông thôn nói rằng, họ mua sữa bột rẻ hơn bình thường. Vì sao lại rẻ hơn bình thường? Và chúng ta đã tìm ra melamine trong sữa bột, đây có phải là hành động chủ ý?

- Liệu cuộc sống có quan trọng hơn lợi nhuận?

- Nhiều quan chức tham nhũng Trung Quốc đã bị trừng phạt, thậm chí ông Cục trưởng Cục Dược Thực phẩm còn bị tử hình, vậy tại sao tham nhũng trong lĩnh vực thực phẩm còn tồn tại? Các quan chức có thực sự coi trọng tính nghiêm minh của pháp luật không? Hay họ chỉ coi đó là trò đùa?

- Doanh nhân và các tập đoàn Trung Quốc có lo về đất nước?

- Tại sao sau bốn năm (kể từ khi xảy ra vụ ít nhất 13 trẻ em tử vong do uống sữa ít hoặc không có dinh dưỡng), kiểu sữa bột trẻ em chất lượng thấp vẫn tồn tại?

- Chính phủ sẽ áp dụng biện pháp gì? Kẻ phạm tội bị trừng trị thế nào?

Thực thi luật pháp

Một độc giả của Nhật báo Trung Hoa cho hay: “Những cuộc điều tra thực sự và tính minh bạch trong thực thi pháp luật là cốt yếu của xã hội hiện đại. Bổn phận và trách nhiệm xã hội cũng là sự sống còn và việc hợp tác hiệu quả trong hệ thống đa chức năng là rất cần thiết.

Một người thì tỏ ra bức xúc và kêu gọi: “Hãy để con trẻ tránh xa những thực phẩm mất an toàn, không chỉ là sữa. Hãy xem các bậc cha mẹ kinh hoàng thế nào? Công ty sữa và cả các quan chức liên quan chịu trách nhiệm gì? Thật tệ hại!”.

Kể từ khi xảy ra vụ sữa bẩn, ở khắp các bệnh viện Trung Quốc đều chật kín cha mẹ đưa con tới khám, kiểm tra sức khoẻ. "Tôi không biết, tôi thực sự không biết”, An Phong Vân, người mẹ 34 tuổi có con gái hai tuổi, chờ ngoài phòng khám cho biết.

Ở tỉnh Cam Túc, nhiều cha mẹ đã tìm sữa dê tươi cho con uống. "Chúng tôi thực sự tức giận nhưng không biết làm gì?”, một người cha của cậu bé bị sỏi thận do uống sữa nhiễm bẩn nói.

Còn một bà mẹ chờ ngoài phòng khám ở bệnh viện Bắc Kinh thì nói: “Tôi lập tức quyết định đem con đi kiểm tra sức khoẻ. Tôi không thể tin vào bất kể loại sữa bột nào ở Trung Quốc nữa. Tôi sẽ mua sữa nhập khẩu, dù có đắt hơn nhưng an toàn”. Nói như vậy nhưng người mẹ này vẫn oà khóc, cô đã cho con mình dùng sản phẩm của 1 trong số 22 công ty có sữa nhiễm hoá chất. “Tôi không bao giờ dùng lại loại sữa ấy nữa”, cô quả quyết nói.

  • Kỳ Thư (Tổng hợp từ Trung Hoa nhật báo và AFP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,