221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1111032
Đại hội đồng LHQ và nỗi lo khủng hoảng kinh tế
1
Article
null
Đại hội đồng LHQ và nỗi lo khủng hoảng kinh tế
,
Trước tình trạng rối loạn của các thị trường tài chính toàn cầu, nỗi lo về khủng hoảng kinh tế đã gần như chiếm trọn chương trình nghị sự của khóa họp thứ 63 Đại hội đồng Liên hợp quốc (diễn ra từ ngày 16/9 đến giữa tháng 12/2008).

Vào lúc khoảng 7:30 giờ địa phương hàng ngày ở bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc tại New York suốt tuần qua, cảnh sát đã tập hợp đông đảo trên vỉa hè để nhận chỉ thị cuối cùng từ các sĩ quan chỉ huy.

Anh ninh được tăng cường trong thời gian các lãnh đạo thế giới tham dự khóa họp thứ 63 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Ảnh AP)

Mỗi năm dường như các nhà tổ chức lại điều động thêm nhiều cảnh sát. Ngoài các tay súng có vũ trang trên những tàu thuyền tuần tra lượn đi lượn lại trên sông Hudson, hàng rào an ninh của cảnh sát ngày càng chặt chẽ hơn. Đối với các nhà báo đang cố gắng tìm cách lọt vào bên trong tòa nhà LHQ với máy tính xách tay và máy chụp ảnh nặng trĩu  bên mình thì đây quả là thách thức lớn.

Tham vọng của ông Bush

Năm nay, Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ có bài phát biểu từ biệt đối với Đại hội đồng LHQ - cơ quan mà ông từng duy trì mối quan hệ đầy sóng gió suốt 8 năm lãnh đạo Nhà Trắng.

Là người cuối cùng trong những diễn giả chính hối hả bước vào sảnh họp, ông Bush xuất hiện sau khi các bài phát biều đầu tiên đã bắt đầu. Một số người nhận định có quá nhiều công việc tài chính đang choán lấy đầu óc ông. Ngay cả khi như vậy, ông Bush vẫn vui vẻ vẫy tay chào trước ống kính của đám kí giả đến đưa tin về cuộc họp của Đại hội đồng LHQ.

Đúng như mong đợi, trên bục diễn thuyết, ông Bush đã đưa ra những lời tái trấn an về cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm tuyên bố ông đã có "những biện pháp táo bạo" và rằng kế hoạch mới nhằm giải cứu Phố Wall mà ông vẫn đang thương lượng với Quốc hội Mỹ sẽ được thực thi trong lịch trình khẩn cấp cần thiết.

Tổng thống Mỹ Bush phát biểu trước Đại hội đồng LHQ hôm 23/9 (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, những gì ông Bush thực sự muốn nhấn đi nhấn lại là các chủ đề yêu thích mà có lẽ ông vẫn còn hy vọng sẽ khẳng định được di sản của bản thân. Đó là các cuộc chiến vì tự do và chống khủng bố.

"Một số người có thể bị lôi kéo vào kết luận rằng nguy cơ đã lùi xa. Điều này có thể an ủi nhiều người nhưng sẽ là sai lầm. Bọn khủng bố tin rằng thời gian đang đứng về phía chúng, vì vậy chúng biến việc rình rập bên ngoài các quốc gia dân quyền thành một phần chiến lược của chúng", ông Bush nói.

Một ám chỉ về sự lo lắng của Tổng thống Bush có lẽ là, người kế nhiệm ông có ưu tiên hàng đầu cho cuộc chiến chống khủng bố quốc tế như ông đang làm hay không.

Kêu gọi phối hợp hành động

Tuy nhiên, bên trong các hành lang của Liên hợp quốc hôm nay, ông Bush dường như đang có nguy cơ thiếu sự đồng điệu.

Sự ồn ào của dư luận trong tuần này không phải về chủ nghĩa khủng bố mà là những dấu hiệu về tình trạng rối loạn tài chính đang xảy ra một phần bên trong nước Mỹ, nhưng đã vượt ra bên ngoài biên giới nước này và ảnh hưởng tới các quốc gia khác.

Không một chính sách nào của Mỹ, dù được Tổng thống hay Cục dự trữ liên bang thông qua, được xem là đủ khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng. Rất nhiều người nghĩ rằng cần phải có một hành động phối hợp, có hiệu lực ở cả những nước nghèo cũng như các quốc gia giàu.

Trước việc quyền lực của Mỹ dường như đang trên đà suy yếu, từ bục diễn thuyết đã có những lời kêu gọi về vai trò lãnh đạo toàn cầu mới nhằm lấp lỗ hổng ngày càng gia tăng.

"Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đe dọa mọi công việc của chúng ta... Nếu tồn tại lời kêu gọi về một hành động phối hợp - một kêu gọi sự lãnh đạo toàn cầu mới, thì hiện tại chính là lúc để làm điều đó", Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon nói.

Như thông lệ, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã tập trung công kích Mỹ, miêu tả nước này như "một quốc gia chuyên đi ức hiếp" và "đang trong bước đường cùng".

"Đế quốc Mỹ đang đi tới cuối con đường. Và những kẻ cầm quyền tiếp theo ở nước này sẽ phải hạn chế sự can thiệp của họ trong phạm vi lãnh thổ của mình", ông Ahmadinejad nhấn mạnh.

Trong khi đó, những lãnh đạo khác, vốn thân thiện hơn với Washington, đã gia tăng những tiếng nói về cái có vẻ là sự lo ngại rằng, trong cuộc khủng hoảng mới nhất này, việc cải tổ các các cơ quan quốc tế hiện quá chậm chạp.

Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon và một số lãnh đạo thế giới kêu gọi các nước phối hợp hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Ảnh AP)

Ý tưởng về các quy tắc mới

Tổng thống Brazil Lula da Silva đã lên án cái mà ông gọi là "tình trạng vô chính phủ của bọn đầu cơ", những kẻ "luôn tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa tổn thất". Ông Silva tiếp tục chỉ trích các cơ quan quốc tế về vấn đề mà ông cho là cần phải "tái tổ chức trên những nền tảng hoàn toàn mới".

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thậm chí thẳng thừng hơn. Ông chủ điện Elysee quả quyết: "Chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa về việc mở rộng Hội đồng Bảo an. Chúng ta không thể chờ đợi hơn nữa để biến G8 thành G13 hay G14 bằng cách kết nạp thêm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Brazil".

Theo ông Sarkozy, với tư cách nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh G8 vào năm sau, Italia đã chuẩn bị công bố đề xuất mở rộng khối này. Tuy nhiên, ý định lớn hơn của Tổng thống Pháp còn là, cần phải rút ra những bài học mới từ cuộc khủng hoảng tài chính ngày hôm nay.

Ông Sarkozy cho rằng: "Hãy để chúng ta cùng nhau xây dựng lại... toàn bộ các hoạt động tài chính không nên để phó mặc cho các nhà điều phối thị trường. Ngân hàng nên làm công việc phát triển tài chính của họ thay vì khuyến khích sự đầu cơ và các quy định thận trọng được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, nhằm ngăn chặn các cú sốc thay vì làm chúng trở nên trầm trọng hơn".

Phát biểu trên là công thức cho một loạt những quy định tài chính toàn cầu mới? Đó chỉ là những gì xuất hiện vào cuối một ngày tranh luận của Đại hội đồng LHQ. Mặc dù vậy, người ta dường như cảm nhận rằng sự đồng thuận đang hình thành.

Như thường lệ tại các khóa họp của LHQ, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những phát biểu tốt đẹp trên có được chuyển hóa thành hành động trong tương lai?

  • Thanh Bình (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,