221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1104858
Dầu giảm giá triền miên, kinh tế toàn cầu bớt lo ngại
1
Article
null
Dầu giảm giá triền miên, kinh tế toàn cầu bớt lo ngại
,

Giá dầu đã giảm triền miên và đã về rất gần ngưỡng giá 100 USD/thùng và bỏ xa ngưỡng giá 145 USD/thùng đáng sợ với các nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu, mà nhất là nền kinh tế có ảnh hưởng số 1 thế giới là Mỹ.

Soạn: AM 449879 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tại một nhà máy lọc dầu của Mỹ. Ảnh AP.

Dầu giảm giá mạnh

Giá dầu đã giảm với một biên độ rất rộng sau khi đã giảm khá nhiều trong mấy phiên trước đó và nguyên nhân là do USD tăng giá.

Tính tới phiên phiên cuối tuần, 6/9, giá dầu thô giao tháng 10/2008 trên thị trường New York phiên vừa qua đã giảm tiếp 1,66 USD/thùng, tương đương 1,5%, xuống mức 106,23 USD/thùng.

Đây là mức giá thấp nhất 5 tháng qua.

Trước đó nữa, giá dầu cũng đã giảm đáng kể.

Nguyên nhân của đợt giảm giá đáng kể này là do vừa qua giá dầu đã leo thang liên tiếp, khiến nhu cầu về dầu của thế giới buộc phải hạn chế lại.

TIN LIÊN QUAN
Bên cạnh đó, giá dầu giảm còn là do đồng USD đã tăng trở lại mạnh mẽ, dành bớt thế ưu tiên về đầu cơ của dầu.

USD tăng giá và trở nên hấp dẫn đã cuốn hút sự quan tâm nhiều hơn của giới đầu cơ, lôi kéo bớt sự quan tâm vào dầu, và do vậy đã làm dầu hạ giá.

Như vậy, giá dầu đã rời rất xa ngưỡng giá 135 USD/thùng - ngưỡng giá đáng sợ với các nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu, mà nhất là nền kinh tế có ảnh hưởng số 1 thế giới là Mỹ.

Kinh tế Mỹ và toàn cầu sẽ bớt trắc trở

Chính phủ Mỹ thường có những tuyên bố gay gắt khi tình hình thâm hụt thương mại của mình gia tăng do tác động từ bên ngoài. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc được đổ cho việc đồng nhân dân tệ bị định giá chưa đúng tầm. Thâm hụt thương mại với các nước khác, nhất là các nước xuất khẩu sang Mỹ nhiều, thường bị đổ lỗi cho các loại nguyên liệu đầu vào tăng giá, mà quan trọng bậc nhất là dầu.

Thế nhưng, lần này chẳng thấy một bình luận nào từ Chính phủ Mỹ dù giá dầu hạ liên tiếp. Có thể niềm vui quá lớn và chưa ai nói được thành lời?

Dù có bình luận hay không thì việc giá dầu hạ như vậy trong thời gian qua càng là niềm an ủi lớn cho Mỹ, nhất là khi mà các nguy cơ đe doạ suy thoái nền kinh tế này vẫn rập rình đâu đó.

Dù Mỹ chưa nói được thành lời nhưng theo nhận định chung thì cứ mỗi khi dầu hạ, dù chưa được thấp như mong muốn, thì nguy cơ với kinh tế thế giới nói chung và đặc biệt là Mỹ cũng sẽ giảm đi đáng kể. 

oil_girl.jpg
Ảnh minh hoạ của Reuters.

Thực ra thì không chỉ Mỹ hưởng lợi nhờ giá dầu giảm nhiều trong thời gian qua. Nguy cơ đối với kinh tế Mỹ giảm khiến nguy cơ suy thoái kinh tế ở các quốc gia là bạn hàng và đối tác thương mại chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng giảm theo.

Niềm vui kéo dài bao lâu?

Nhưng giá dầu còn có thế chủ động riêng của nó để có thể làm kinh tế Mỹ và thế giới bớt vui trong một ngày nào đó, có thể là không xa.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thích dầu hạ giá quá nhiều bởi khi đó các nước thành viên sẽ bị dồn đến chân tường của lợi ích. Khi kinh tế có thể bị thương tổn, thì OPEC có thể ra tay điều tiết lại sản lượng và khi OPEC đã ra tay quyết liệt thì không có lý gì giá dầu không tăng.

Trên sàn chứng khoán

Dầu tăng thì lợi ích của các thành viên OPEC "lên hương" và ngược lại. Ảnh AFP.


Và tất nhiên, không lạ lẫm gì khi nhắc tới yếu tố có thể làm tăng giá dầu thời gian tới: đó là những biến cố đột ngột ở khu vực được coi là "rốn dầu" của thế giới. Tình hình Iran chỉ có thể tạm yên một thời gian ngắn nữa, và một tuyên bố hay động thái (nhiều khả năng sẽ rất cứng rắn) của lãnh đạo nước này trong vấn đề hạt nhân sẽ là một quả tên lửa đẩy giá dầu lên cao.

Bên cạnh đó, nước láng giềng của Iran và cũng là một nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Iraq vẫn còn bất ổn. Iraq là nước có trữ lượng dầu lớn thứ 3 thế giới hiện nay nên tác động của nước này lên thị trường dầu là không nhỏ.

Ngoài ra, cho đến nay, bạo lực ở Nigeria vẫn tiếp diễn và các cuộc công kích của quân nổi dậy vào các đường ống dẫn dầu đã làm sụt giảm nguồn cung nơi đây. Iran, Iraq và Nigeria đều là thành viên có sản lượng lớn của OPEC.

Chẳng thế mà các chuyên gia dầu vẫn tin rằng giá mặt hàng tối quan trọng này sẽ cứ tăng, với lập luận rằng tăng trưởng kinh tế thế giới nhìn chung vẫn tiến triển, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga hay Brazil. Tăng trưởng đòi hỏi nhiều dầu hơn nữa phục vụ phát triển công nghiệp. Do đó, cơ sở để dầu sớm tăng trở lại vẫn rất vững chắc.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,