221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1099326
Chuyện trang phục của các vận động viên Olympic
1
Article
null
Chuyện trang phục của các vận động viên Olympic
,

Công việc thiết kế đồng phục cho đội tuyển các nước tham dự Olympic không hề là một việc đơn giản, làm thế nào phải vừa tuân thủ quy định vừa tạo nét riêng biệt cho từng nước.

(Ảnh NY Times)
Đồng phục của các vận động viên tham dự Olympic Bắc Kinh đã tạo nên một bức tranh rực rỡ, mỗi vận động viên điền kinh trở thành tấm biển di động quảng bá cho nước nhà.

Thoạt nhìn, nó dường như là một bộ sưu tập không chủ đề, tên một số nước này được viết bằng tiếng Anh, số khác lại được viết bằng ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả chỉ là một phần của thiết kế tổng thể được quy định trong một bộ luật có kích thước tương đương một cuốn danh bạ điện thoại được Ủy ban Olympic quốc tế ban hành.

Do tên các nước xuất hiện ở mặt áo phải được ghi bằng ký tự Latinh nên một số nước như Trung Quốc đã bù đắp bằng việc dùng tiếng Hoa ở sau lưng áo các vận động viên. Quốc kỳ, logo của các nhà tài trợ cũng phải xuất hiện ở vị trí và kích thước nhất định. Màu sắc trang phục cũng phải tuân thủ quy định.

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là đội tuyển của 44 nước đều tìm tới một nơi thiết kế trang phục: Đó là Nike. Công ty trang phục thể thao của Mỹ này đang dần có vai trò lớn trong việc giúp các quốc gia có được sự riêng biệt. 

"Chúng tôi bắt đầu bằng việc nói chuyện với các vận động viên điền kinh về việc đại diện cho quốc gia là như thế nào", Scott Williams, Giám đốc thiết kế trang phục Olympic của Nike cho biết. "Đó là một việc rất quan trọng với chúng tôi".

Ví dụ, Đức, thường dùng tiếng Anh ở phía trước áo đồng phục nhưng trong kỳ Olympic lần này lại chuyển sang dùng chữ Deutschland: Ký tự Latinh, ngôn ngữ Đức. Nike thiết kế trang phục cho đội tuyển này.

Nike cũng cung cấp trang phục cho toàn bộ các đội thể thao của Mỹ với tư cách là nhà tài trợ chính của Ủy ban Olympic Mỹ. Không chỉ có vậy, Nike còn chuẩn bị trang phục cho hàng loạt quốc gia khác, từ Nga tới Qatar.

Tại Trung Quốc, công ty đồ dùng thể thao do vận động viên thể dục Li Ning thành lập, cũng tìm cách thâm nhập thị trường Olympic và cố đuổi kịp Nike và Adidas, hai hãng cung cấp trang phục lớn hàng đầu thế giới. Công ty trách nhiệm hữu hạn Li Ning đã ký hợp đồng cung cấp quần áo cho nhiều đội, gồm cả Tây Ban Nha và Thụy Điển.

(Ảnh NY Times)

Quy định chủ chốt trong thiết kế đồng phục Olympic là làm cho mỗi nước càng dễ nhận biết càng tốt. Dùng chữ cái Latinh là cách khiến mọi người dễ nhận biết từng nước nhất. Ngôn ngữ chính thức của Olympic là tiếng Anh và Pháp. Việc dùng tiếng Pháp là bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã hồi sinh Olympic hiện đại - Baron de Coubertin. Tuy nhiên, việc dùng tiếng Pháp chỉ mang tính hình thức, thứ tiếng chính thức được dùng lại là tiếng Anh.

Tuy nhiên, trong thiết kế đồng phục, ông William nói, Nike phải cân nhắc tới nhiều yếu tố chứ không chỉ nghĩ tới vấn đề thương mại. Cuộc trò chuyện với các vận động viên điền kinh đã tiết lộ điều gì khiến cho đồng phục có thể là thứ truyền cảm hứng.

Mẫu thiết kế cho lưng áo đồng phục của đội Trung Quốc là một chủ đề lấy từ những chiến binh đất sét. Trong khi đó, lưng áo đồng phục của đội tuyển Mỹ lại do một nghệ sĩ xăm thiết kế, đại diện cho lý tưởng Mỹ.

"Khi chúng tôi nói chuyện với các vận động viên Mỹ, họ nói, khi khoác lên bộ đồng phục họ cảm thấy mình là các siêu anh hùng", Williams nói. 

  • Hoài Linh (Theo NY Times)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,