221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1097722
Tảng băng mới trong quan hệ Nga - Mỹ - Ba Lan
1
Article
null
Tảng băng mới trong quan hệ Nga - Mỹ - Ba Lan
,

Thời điểm ký kết thỏa thuận sơ bộ giữa Mỹ và Ba Lan về việc cho Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn gây tranh cãi trên đất Ba Lan quả là đáng tò mò, chắc chắn làm đóng băng quan hệ đang ấm dần giữa Ba Lan và Nga, cũng như làm xấu đi hơn nữa quan hệ Nga - Mỹ.

 

Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ Mỹ.

Giọt nước làm tràn li

Tại lễ ký ở Warsaw, cả quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Rood và Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã phủ nhận mọi sự liên quan giữa lễ ký này và chiến sự ở Grudia. Chỉ mới 24 giờ trước đây, ông Sikorski tuyên bố Mỹ đã đưa ra một đề xuất mới, tốt hơn trong suốt vòng đàm phán mới nhất để đáp lại việc Ba Lan bác bỏ các điều khoản hồi tháng 7/2008.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã nói về một mối liên hệ rõ ràng trên tờ Dziennik của Ba Lan: "Trên hết, dường như Mỹ đã thay đổi quan điểm do tình hình ở vùng Caucasus. Trong mắt Washington, cuộc xung đột tại đó đã chứng tỏ rằng Nga không phải là một đối tác ổn định đối với Mỹ’’.

Các cuộc đàm phán về thỏa thuận trên đã kéo dài gần hai năm, với việc Chính phủ Ba Lan miễn cưỡng thúc đẩy thỏa thuận này trước sự phản đối mạnh mẽ và những lời đe dọa trả đũa từ Moscow. Về phần mình, Washington đã khước từ một số yêu sách của Ba Lan, đặc biệt là việc bán cho Ba Lan các hệ thống phòng không tiên tiến. Tuy nhiên, những lo ngại này đã bị gạt ra một bên khi chiến dịch quân sự của Nga ở Grudia bị phương Tây coi là dấu hiệu Nga quyết tâm tái khẳng định ảnh hưởng của nước này tại Liên Xô cũ.

Mỹ nói rằng lá chắn tên lửa này sẽ bảo vệ Mỹ cũng như châu Âu bằng cách chặn các cuộc tấn công tên lửa tầm xa từ cái mà Mỹ gọi là "các nước thù địch’’, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên. Nằm giữa các nền dân chủ phương Tây như Đức ở phía tây, Belarus và lãnh thổ Kaliningrad của Nga ở phía đông, các quan chức Ba Lan coi Nga là mối đe dọa đối với an ninh của nước này còn lớn hơn cả Iran.

 

TIN LIÊN QUAN

Mặc dù là một thành viên của EU và Nato song Chính phủ Ba Lan tin rằng chỉ có Mỹ mới có thể đảm bảo an ninh cho quốc gia này. Đó là lý do tại sao trong nhiều tháng qua Warsaw đã thúc ép Mỹ giúp hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hệ thống phòng không. Giờ thì Mỹ đã đáp ứng các yêu cầu chính của Ba Lan và đổi lại Ba Lan chấp nhận để Mỹ đặt 10 tên lửa đánh chặn tại một căn cứ trên bờ biển Baltic.

Theo thỏa thuận, Mỹ tuyên bố sẽ giúp Ba Lan ngay lập tức trong trường hợp Ba Lan bị một bên thứ ba tấn công. Mỹ cũng hứa giúp Ba Lan hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Và quan trọng hơn cả là Mỹ đã đồng ý đặt một số tên lửa Patriot và binh sĩ Mỹ trên đất Ba Lan.

"Chúng ta sẽ có hai chứ không phải một trại lính Mỹ tại Ba Lan. Chúng ta sẽ có một căn cứ bảo vệ toàn bộ khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chống lại các tên lửa đạn đạo tầm xa. Chúng ta cũng sẽ có một nhóm tên lửa Patriot 96 được triển khai tại một địa điểm ở Ba Lan, theo yêu cầu phòng vệ của Ba Lan. Đây là sự khởi đầu của việc tăng cường khả năng phòng thủ cho Ba Lan và làm cho liên minh Ba Lan - Mỹ trở nên vững chắc’’, ông Sikorski nói.

Ngoại trưởng Ba Lan cũng nói với ông John Rood: "Chỉ có những kẻ xấu xa mới nên sợ thỏa thuận của chúng ta’’.

Hậu quả

Nga đã phản ứng giận dữ, nói rằng thỏa thuận này sẽ làm xấu đi quan hệ với Mỹ - mối quan hệ vốn đã bị kéo căng hết mức trong những ngày qua kể từ khi nổ ra chiến sự ở Grudia. "Chính thỏa thuận này, chứ không phải sự chia rẽ Nga - Mỹ về vấn đề Nam Ossetia, có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước’’, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga phát biểu tại Moscow.

Kremlin cho rằng hệ thống tên lửa phòng thủ Đông Âu sẽ làm mất cân bằng quân sự trong khu vực và là một con ngựa thành Trojan nhằm chống lại Nga. Mỹ đang vi phạm các thỏa thuận hậu Chiến tranh lạnh không triển khai quân tại các nước thuộc khối Đông Âu cũ.

Hệ thống này có quy mô nhỏ lúc ban đầu song có thể được mở rộng. Và trạm radar ở CH Séc, một bộ phận của lá chắn tên lửa Mỹ tại Đông Âu, có thể được sử dụng để do thám Nga. Nga cũng đe dọa chĩa tên lửa vào các căn cứ quân sự của Ba Lan nếu nước này để Mỹ triển khai lá chắn tên lửa Đông Âu.

Quan hệ giữa Moscow và Warsaw đã ấm dần sau khi Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk lên nắm quyền vào cuối năm 2007. Ông Tusk đã có chuyến thăm Nga trước khi tới Nhà Trắng. Nga cũng dỡ bỏ lệnh cấm các sản phẩm thịt và nông phẩm của Ba Lan trong khi Warsaw không còn phản đối việc khởi động các cuộc đàm phán về hiệp định đối tác mới giữa Nga và EU.

Tuy nhiên, sau khi chiến sự ở Grudia nổ ra, Ba Lan đã lớn tiếng ủng hộ Tổng thống Saakashvili của Grudia, đồng thời kêu gọi cả Nato và EU có những hành động mạnh tay. Giờ với việc ký kết thỏa thuận với Mỹ, quan hệ Nga - Ba Lan sẽ bị đóng băng, ít nhất là trong thời gian tới. Phản ứng đầu tiên của Nga trước việc Mỹ, Ba Lan ký thỏa thuận sơ bộ trên là Ngoại trưởng Nga Lavrov đã hoãn chuyến thăm Warsaw.

Và với tình hình ở Grudia hiện nay, quan hệ Nga - Mỹ chắc cũng chịu chung số phận mặc dù các thỏa thuận trên phải được Quốc hội Ba Lan và Quốc hội CH Séc phê chuẩn.

  •  Minh Sơn (theo BBC, NYT, IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,