221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1084638
G8 và cuộc khủng hoảng lương thực thế giới
1
Article
null
G8 và cuộc khủng hoảng lương thực thế giới
,
Lãnh đạo các nước G8 vừa nhóm họp tại Toyako, Nhật trong 3 ngày, từ 7 - 9/7, để bàn biện pháp giải quyết tận gốc những thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng lương thực vốn đang đẩy hàng trăm triệu người trên toàn thế giới lâm vào tình cảnh thiếu đói. Cái họ cần chú ý không nằm ngoài một bức tranh đã cũ của cả nhóm.
 

Những biện pháp can thiệp của các nước G8 đã bóp nghẹt các thị trường nông nghiệp toàn cầu tới tình trạng tê liệt. Các chính khách đã luật hóa sự hậu thuẫn đối với mức giá cả đưa ra nhằm làm giàu cho đông đảo cử tri hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giá lương thực leo thang đã làm người tiêu dùng ở các nước nghèo khốn đốn (Ảnh: AFP)

Hậu quả từ tình trạng "thóc cao gạo kém"

Những hoạt động vận động hành lang đã tạo ra hàng rào thuế quan ngăn chặn việc nhập khẩu lương thực giá rẻ cũng như mang tới các khoản trợ cấp, với mục đích bảo hộ việc xuất khẩu lương thực với mức giá có thể hủy hoại các đối thủ cạnh tranh ở những nước nghèo.

Phe ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường đã khuyến khích để không đất nông nghiệp và trả tiền cho nông dân để họ không canh tác. Và hiện tại, những người chủ trương năng lượng xanh đang thúc đẩy các hạn ngạch ethanol và tín thuế, biến lương thực thành nhiên liệu.

Không nên đổ lỗi cho những kẻ đầu cơ về cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại, vì tình trạng đầu cơ tích trữ đã có từ trước khi cuộc khủng hoảng xảy đến. Thay vào đó, nên cảm ơn vì họ đã làm dấy lên lời kêu gọi thức tỉnh. Các thị trường tài chính đang hướng giá cả ở thời điểm hiện tại theo lối phù hợp với những mong đợi về giá trị trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Vô số các nhà đầu tư và nhà sản xuất đều đồng lòng nhất trí rằng thời đại của thặng dư và lương thực giá rẻ đã qua. Dẫu vậy, ngay cả một lời hứa đáng tin cậy rằng các chính sách ủng hộ chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước của các thành viên G8 sẽ được đảo ngược, cũng giúp tăng sản lượng trong tương lai và nhanh chóng làm hạ giá cả.

Nạn đói kém mới không liên quan tới một cuộc khủng hoảng về nguồn cung toàn cầu. Các thị trường đều dồi dào lương thực nhưng người tiêu dùng tại các nước đang phát triển không có khả năng mua. Giá gạo, ngô, lúa mỳ và đậu nành - các nhu yếu phẩm nuôi sống thế giới, đều tăng gấp đôi trong vòng một năm.

Điều này gây khó khăn cho các gia đình ở những nước phát triển vốn đang dành 15% tổng thu nhập cho việc mua lương thực, thực phẩm. Ở các nước nghèo, nơi rất nhiều người chi tới 75% số tiền kiếm được vào việc ăn uống, thì thu nhập thực tế đã bị giảm tới 1/3, làm thay đổi cuộc sống của họ. Những tiến bộ đã đạt được trong suốt một thập niên xóa đói giảm nghèo đã bị tiêu tan.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực, những quốc gia có người dân bị tác động nặng nề đang thực thi những chính sách thế chấp tương lai kinh tế của họ. Từ Mexico, Indonesia tới Ai Cập và Côte d’Ivoire, trước tình trạng biểu tình và bạo loạn, các Chính phủ đã cho thực thi những biện pháp kiềm chế giá cả trong nước nhưng bóp nghẹt việc khuyến khích phát triển gieo trồng và gặt hái mùa vụ.

1/3 dân số thế giới hiện đang sống dưới sự kiểm soát giá cả. Việc trợ cấp để người dân vẫn có gạo và bánh mỳ để ăn đang ngốn sạch các quỹ dự trữ. Trường học sẽ không mở cửa, đường sá và cầu cảng sẽ không được xây dựng, mạng lưới điện sẽ không được mở rộng. Các ngân hàng trung ương đang từ bỏ sự tăng trưởng để kiềm chế nạn lạm phát du nhập từ nước ngoài.

Giải pháp nào cho bài toán an ninh lương thực

An ninh lương thực quốc gia giờ đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu mới. Một số nước xuất khẩu gạo và lúa mì đã hạn chế xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Trung Quốc đã áp nhiều mức thuế xuất khẩu mới để giảm xuất khẩu phân bón, nhằm hạ bớt chi phí nông nghiệp.

Trong một thập niên, nhu cầu lương thực của thế giới đã tăng nhanh hơn các nguồn cung. Ở khắp những nước đang phát triển, hàng trăm triệu người dân đã di cư từ vùng nông thôn - nơi họ tự cung tự cấp, tới thành thị - nơi họ phải mua lương thực nuôi sống mình. Tầng lớp trung lưu mới đang ăn tiêu nhiều hơn và ăn ngon hơn.

Cần phải có hơn 2,5kg thóc lúa để sản xuất ra gần 0,4kg thịt. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang tiêu dùng thịt bò nhiều hơn 40% so với năm 2000. Các kho dự trữ lương thực toàn cầu đã sụt giảm xuống mức 50 ngày dự trữ, mức thấp nhất trong nửa thế kỉ qua. Ngay cả khi các núi thóc trong những kho hàng của Chính phủ đang cạn kiệt, các nước thành viên G8 vẫn tiếp tục kiềm giữ nguồn cung.

Nông dân nghèo đã bị tước đoạt sinh kế. Ai sẽ trồng trọt khi các nhà sản xuất ở nước giàu, vốn được bảo vệ trước việc nhập khẩu và bảo đảm trợ cấp về xuất khẩu, đang hủy hoại các vụ thu hoạch trên thị trường thế giới, đẩy giá cả toàn cầu thấp dưới mức chí phí sản xuất thực tế?

Ở Mỹ, dưới danh nghĩa bảo hộ, mỗi năm, 2 tỉ USD của những người đóng thuế đã được chi ra để mua chuộc nông dân bỏ hoang 36 triệu hécta đất canh tác (bằng diện tích bang Iowa). Ở châu Âu, các nông dân đã bị cưỡng ép để nhàn rỗi 10% số ruộng đất của họ.

Một cơ sở sản xuất ethanol ở Indiana, Mỹ (Ảnh: Corbis)

Lương thực và năng lượng đã được đặt vào cuộc cạnh tranh vì mùa màng và đất canh tác. Hiện, quy định dùng 10% khối lượng mỗi gallon khí đốt cùng các khoản trợ cấp trị giá 7 tỉ USD đang chuyển 1/3 số ngô thu hoạch của Mỹ thành ethanol và khiến số diện tích trồng đậu nành bị thu hẹp tới mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua.

Ngay cả viện trợ cũng bị ảnh hưởng. Mỹ cung cấp một nửa số viện trợ lương thực cho thế giới nhưng là nhà tài trợ lớn duy nhất viện trợ theo hình thức này mà không phải tiền mặt. Hàng ngàn tấn ngũ cốc đã được vận chuyển bằng sà lan dọc sông Mississippi, vượt qua hai đại dương trên những con tàu Mỹ đắt đỏ và được chuyên chở bằng xe tải tại châu Phi - nơi các kho thóc địa phương đang mục ruỗng vì thiếu người mua.

Trong khi đó, nếu khoản viện trợ tương đương 2 tỉ USD được dùng để mua các mặt hàng thực phẩm ở địa phương thì nó sẽ tăng đáng kể lợi ích của người tiêu dùng và xây dựng thị trường cho các vụ thu hoạch của nông dân.

Trong lúc Quốc hội Mỹ tiếp tục theo đuổi một dự luật nông nghiệp lớn chưa từng có và Pháp đề xuất chi trả nhiều hơn cho người nông dân để phát triển sản xuất thì việc giá cả leo thang đang phá vỡ sự kiểm soát của G8 đối với lương thực.

Ở thung lũng Rift của Ethiopia, các nông dân đang chung vốn để mua những chiếc máy gặt lúa hiệu John Deere có giá 75.000USD. Các nhà thầu khoán Thụy Điển và Anh đang tập hợp những mảnh ruộng nhỏ hẹp ở Ukraine và Nga để tạo nên các nhà sản xuất ngũ cốc tầm cỡ thế giới.

Ở Sudan, công quỹ của Abu Dhabi đang được chi dùng vào việc gieo trồng ngô và lúa mỳ. Monsanto hứa hẹn những hạt giống cải tiến mới giúp tăng gấp đôi mùa vụ và vào thời điểm này, các lệnh cấm quá tỉ mỉ của châu Âu sẽ không thắng thế.

Khi rối loạn đã lắng xuống, sẽ có rất nhiều thời gian để mở mang ruộng đất và sẽ có ít đại lý ủy quyền của Porsche trong vành đai nông nghiệp của Mỹ.

  • Thanh Bình (theo WSJ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,