221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1084584
Mỹ chỉ trích Nga "hiếu chiến"
1
Article
null
Mỹ chỉ trích Nga 'hiếu chiến'
,

Mỹ vừa chỉ trích cái mà nước này gọi là "những ngôn từ hiếu chiến" của Nga xung quanh các kế hoạch phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Sơ đồ minh họa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. (Ảnh: AFP)

Hôm 8/7, vài giờ sau khi Mỹ ký thỏa thuận sơ bộ lắp đặt một phần hệ thống lá chắn tên lửa tại Cộng hòa Czech, Nga cảnh báo sẽ buộc phải phản ứng bằng các biện pháp quân sự nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch này.

Phản ứng này "có mục đích làm cho người châu Âu lo lắng về việc tham gia", phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói. Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng cho biết Mỹ và Nga vẫn tiếp tục đối thoại.

"Chúng tôi tìm kiếm sự hợp tác chiến lược về việc ngăn chặn các tên lửa phóng đi từ các nước thù địch, chẳng hạn như Iran, ngăn chặn mối đe dọa đối với các bạn và đồng minh của chúng tôi", phát ngôn viên Gordon Johndroe nhấn mạnh, đồng thời nói rằng Mỹ và Nga nên là "các đối tác bình đẳng".

Hôm 8/7, tại thủ đô Prague, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng cấp nước chủ nhà Karel Schwarzenberg đã ký một thỏa thuận cho phép lắp đặt một trạm radar theo dõi trên lãnh thổ Cộng hòa Czech.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Ngoại trưởng CH Czech Karel Schwarzenberg trong lễ ký thỏa thuận về xây trạm radar theo dõi tên lửa. (Ảnh: Reuters)

Moscow cho rằng, lắp đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới Nga sẽ làm yếu khả năng phòng thủ của nước này, mặc dầu phía Mỹ cam kết rằng mục đích của kế hoạch đó là ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Đông, chứ không phải từ Nga.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Nếu hệ thống chặn tên lửa chiến lược của Mỹ bắt đầu được triển khai gần biên giới của chúng tôi, chúng tôi sẽ buộc phải phản ứng không theo con đường ngoại giao mà bằng các biện pháp quân sự".

Kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ liên quan tới việc đặt hệ thống radar theo dõi ở CH Czech và 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan. Mỹ muốn hệ thống này vận hành vào khoảng năm 2012. Đây là một ưu tiên của Tổng thống Bush, người hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận với Ba Lan trước khi ông mãn nhiệm vào tháng 1/2009. Sau đó, số phận của hệ thống này sẽ được người kế nhiệm ông quyết định.

  • Thanh Hảo (Theo BBC, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,