221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1083620
G8 vật lộn với "khủng hoảng 3F"
1
Article
null
G8 vật lộn với 'khủng hoảng 3F'
,

Lãnh đạo các cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới sẽ tập trung tại Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 kéo dài 3 ngày bắt đầu từ hôm nay (7/7). Tâm điểm chương trình nghị sự của G8 sẽ là "Cuộc khủng hoảng 3F", tên gọi tắt của 3 vấn đề: Finance - Tài chính, Fuel - Nhiên liệu và Food - Lương thực. Đây là 3 yếu tố chính đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.

Người biểu tình phản đối sản xuất nhiên liệu sinh học làm thiếu hụt lương thực (Ảnh: indymedia)

Kinh tế thế giới đã trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng 3F, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde trong khi tham dự cuộc họp với những người đồng cấp G8 tại Osaka, Nhật Bản hồi tháng 6, đã đưa ra nhận xét như vậy.

Bất ổn tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ đã khiến dòng tiền nóng chảy vào những loại hàng hóa như dầu mỏ, lương thực, càng khiến giá lương thực và lạm phát thêm phi mã.

Áp lực lạm phát đã làm suy giảm năng lực của các ngân hàng trung ương trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính.

Trong thực tế này, giá dầu tăng và ổn định thị trường tài chính sẽ là điểm nóng tại hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở Toyako (Hokkaido, Nhật Bản). Giá lương thực tăng vọt cũng là một vấn đề tâm điểm khác đặt ra trước lãnh đạo các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Nga và Mỹ.     

F1: Thị trường tài chính

Kể từ khi Mỹ xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng mùa hè trước, các tổ chức tài chính phương Tây đã chịu tổn thất trực tiếp hàng tỉ USD, kết quả từ việc thị trường chứng khoán toàn cầu lao xuống dốc.

Tình hình bất ổn trên thị trường tài chính phần nào đã được cải thiện trong vài tháng qua sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất liên tục và bơm hàng tỉ USD vào thị trường.

TIN LIÊN QUAN
Phụ trách Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn, đã có phát biểu lạc quan khi nói rằng, sự tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tín dụng đã qua đi.

Nhưng rất nhiều nhà phân tích cảnh báo, thực trạng giá nhà đất tại Mỹ sụt giảm chưa được cải thiện về căn bản trong khi điều kiện thị trường tín dụng và tiền tệ có thể còn sút kém hơn nữa.

Thêm vào đó, đồng USD suy yếu, giá dầu tăng vọt càng tạo ra áp lực lớn với lạm phát toàn cầu. "Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nguy cơ sụt giảm và bất ổn dai dẳng’’, Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G8, nhấn mạnh. "Sụt giảm giá nhà đất tại Mỹ và căng thẳng trên thị trường tài chính có thể tác động tới viễn cảnh phát triển toàn cầu’’.

Sau cuộc gặp, các Bộ trưởng Tài chính G8 đã kêu gọi ổn định thị trường tài chính, nhưng đưa ra rất ít chọn lựa cho những hành động cụ thể, đặc biệt là vấn đề tỉ giá USD.

Châu Âu và Nhật Bản than phiền về sự suy yếu của đôla Mỹ, nhưng chưa nhìn thấy biện pháp nào từ phía Mỹ mặc dù Bộ trưởng Ngân khố Henry Paulson khẳng định, làm đồng đôla mạnh hơn là một mục tiêu của Mỹ.

Theo giới phân tích, sẽ là khó khăn để các thành viên G8 thông qua việc hợp tác trong chính sách tiền tệ khi họ phải đối mặt với chu kỳ kinh tế và áp lực lạm phát khác nhau.     

F2, F3: Ảnh hưởng từ giá lương thực, nhiên liệu

"Ảnh hưởng của giá lương thực, nhiên liệu tăng vọt đã lan rộng toàn cầu, nhưng rõ ràng nhất là với các nước nghèo, trung bình khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong thanh toán, lạm phát, nghèo đói’’, một nghiên cứu của IMF cảnh báo.

IMF khẳng định, giá dầu và lương thực tăng đã đẩy chính phủ các quốc gia đang phát triển vào vị trí khó khăn khi phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích người nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Tuyên bố chung Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G8 cũng cho rằng, giá hàng hóa leo tháng, đặc biệt là giá xăng dầu và lương thực, đặt ra một thách thức nghiêm trọng với tăng trưởng ổn định toàn cầu.

Từ đầu năm đến nay, giá dầu tăng gần 40% và hiện vẫn ở mức trên 140USD/thùng. Một số quốc gia châu Á đã phải bỏ hoặc giảm trợ cấp nhiên liệu, kéo theo hàng loạt mặt hàng khác gia tăng, người tiêu dùng phải gánh thêm hàng triệu USD chi phí.

Thêm vào đó, thế giới lại đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực đang nổi lên khi giá gạo và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng vọt. Nhiều cuộc bạo động, biểu tình đã nổ ra từ châu Phi tới châu Á và quan ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày một dâng cao.     

Biện pháp kiềm chế giá dầu, lương thực

Để hạn chế giá dầu, lương thực tăng cao, điều cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của nó, nhưng tới nay, nhiều nước vẫn còn đưa ra các giải thích khác nhau do lợi ích không tương đồng. Lý do này khiến việc tìm ra giải pháp chung trở nên khó khăn.

Thậm chí ngay trong nội bộ G8, quan điểm cũng khác biệt. Đức, Pháp và Italy thiên về nguyên nhân đầu cơ làm giá dầu tăng. Trong khi Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, Henry Paulson, thì cho đó là sự bất cân bằng trong cung cấp và nhu cầu.

Để tìm ra sự nhất trí chung, gần đây, G8 đã yêu cầu một cuộc điều tra có sự tham gia của IMF để tìm ra nguyên nhân đằng sau việc giá nhiên liệu leo thang.

Về vấn đề tăng giá lương thực, các nước phát triển và đang phát triển có quan điểm khác nhau.

Vài năm gần đây, Mỹ, EU và Brazil đã rất tích cực thúc đẩy sản xuất nhiên liệu sinh học. Rất nhiều nước cho rằng, xe hơi đã ’’ăn lương thực’’ của con người, đồng thời kêu gọi các nước sản xuất nhiên liệu sinh học bỏ trợ cấp trong lĩnh vực này.

Nhưng Mỹ lại phủ nhận việc phát triển nhiên liệu sinh học ảnh hưởng tới sự khan hiếm lương thực toàn cầu. Mỹ khẳng định sản xuất nhiên liệu sinh học ảnh hưởng "rất ít" tới giá lương thực.

Gần đây, IMF đưa ra báo cáo cho thấy, sản xuất nhiêu liệu sinh học gia tăng ở các nền kinh tế tiên tiến thúc đẩy nhu cầu lương thực tăng theo. Điển hình là việc sản lượng ethanol tăng được coi là nguyên nhân làm tăng khoảng 1/3 nhu cầu ngũ cốc toàn cầu năm 2006-2007.

Các nhà phân tích nhấn mạnh, giá lương thực cao ảnh hưởng trầm trọng tới tình hình nghèo đói toàn cầu, và G8 - câu lạc bộ các nước giàu có - buộc phải có hành động giải quyết vấn đề này.

  • Kỳ Thư (Theo Tân Hoa xã)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,