221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1083040
Các thách thức kinh tế đè nặng hội nghị G8
1
Article
null
Các thách thức kinh tế đè nặng hội nghị G8
,

Trong bối cảnh giá dầu leo thang, lạm phát tăng vọt và một cuộc khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn cầu, các lãnh đạo của 8 cường quốc kinh tế thế giới đang đứng trước hàng loạt thách thức kinh tế cam go nhất trong 10 năm qua, khi họ nhóm họp ở Nhật Bản từ 7-9/7 tới.

Giá dầu leo thang từng ngày là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu (Ảnh: Corbis)

Triển vọng tương lai đã bị phủ bóng đen kể từ sau hội nghị thượng đỉnh G8 ở Đức năm ngoái, thời điểm các đại biểu tuyên bố nền kinh tế toàn cầu đang "trong điều kiện tốt" và giá dầu ở mức được cho là cao: 70 USD/thùng.

Từ khi ấy đến nay, thế giới đã phải chứng kiến cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp ở Mỹ bùng nổ, các thị trường biến động và các công ty tài chính chao đảo. Giá dầu tăng gấp đôi, vượt ngưỡng 140 USD/thùng trong khi giá lương thực, thực phẩm tăng vọt, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống dân chúng, đặc biệt là người nghèo, và làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị. 
 

TIN LIÊN QUAN
Robert Hormats, Phó Chủ tịch Tập đoàn Goldman Sachs (International) Corp. ở New York, cho rằng tình hình đã thay đổi theo chiều hướng xấu. Theo ông, các vấn đề kinh tế hiện nay nghiêm trọng hơn và lan rộng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - khi ấy "sự đau đớn" chỉ giới hạn ở các nền kinh tế mới nổi.  

"Giờ chúng ta đang chứng kiến sự hỗn loạn tài chính mà tâm điểm là Mỹ", ông nói. Lạm phát lương thực và dầu mỏ "là các vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng tới đại bộ phận dân chúng".

Vấn đề ấm nóng toàn cầu được Nhật Bản - nước chủ trì hội nghị G8 năm nay - đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, việc phản ứng thế nào trước tình trạng lạm phát leo thang và sự phát triển kinh tế toàn cầu chậm lại có thể cũng là một tâm điểm.

Thủ tướng Nhật Bản, Yasuo Fukuda, bày tỏ hy vọng hội nghị sắp tới ở Hokkaido, phía bắc Nhật Bản, sẽ "thể hiện một hướng đi nào đó" trong bài toán giá dầu và lương thực. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, đó chỉ là "một bước" trong cả một tiến trình dài.

Về dầu lửa, giới phân tích không mấy tin tưởng các lãnh đạo G8 - gồm đại diện của Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy và Canada - sẽ làm được điều gì đó nhiều hơn việc kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ tăng cường sản lượng, lặp lại thông điệp mà bộ trưởng tài chính các nước này đưa ra trong cuộc họp ở Osaka tháng trước.

Khi ấy, các nước này đã có nhiều quan điểm khác biệt nhau trong việc xác định nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao. Đức, Pháp và Italy cáo buộc những người đầu cơ chịu trách nhiệm chính trong khi Mỹ và Anh cho rằng trọng tâm là tăng cường sản lượng khai thác.

Giá dầu thô leo thang cũng đã buộc Ấn Độ, Malaysia và Indonesia phải cắt giảm các khoản trợ cấp, tăng giá xăng dầu và các loại nhiên liệu khác. Tháng trước, Trung Quốc đã nâng giá xăng dầu lên 18%.

Trong khi đó, giá ngô, lúa mì, gạo, đỗ tương và các sản phẩm nông nghiệp khác cũng tăng cao, xuất phát từ chế độ ăn uống thay đổi, sự đô thị hóa, phát triển dân số, thời tiết khắc nghiệt, gia tăng sản xuất nhiên liệu sinh học và tình trạng đầu cơ.

Tình trạng giá thực phẩm và nhiên liệu leo thang có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh đói nghèo, theo khuyến cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á. Ở Ấn Độ, lạm phát đã lên tới 11,4%, mức cao nhất trong 13 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng, về thực phẩm, các lãnh đạo G8 có thể sẽ thông báo một gói trợ cấp hoặc cam kết đầu tư nông nghiệp vào các nước nghèo.

Cuộc khủng hoảng tín dụng và những hỗn loạn trên thị trường toàn cầu chắc chắn sẽ được thảo luận, nhưng với sự vắng mặt của các giám đốc ngân hàng trung ương, nhiều khả năng G8 sẽ tránh đề cập cụ thể về lãi suất và tiền tệ.

Ngoài các vấn đề kinh tế, chương trình nghị sự G8 cũng sẽ bao gồm chủ đề chống khủng bố, sự phát triển của châu Phi và môi trường. 
 

  • Thanh Hảo (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,