221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1081208
Israel đủ sức tự tấn công Iran?
1
Article
null
Israel đủ sức tự tấn công Iran?
,

Một câu hỏi được đặt ra hiện nay không phải là liệu Israel có đủ khả năng loại bỏ chương trình hạt nhân của Iran hay không, mà là nước này có nên tiếp tục và hành động một mình.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. (Ảnh: AFP)

Những lời đồn thổi về việc Israel có nhiều chuẩn bị "bí mật" để một mình tiêu diệt các cơ sở vũ khí hạt nhân của Iran đã tạo ra các viễn cảnh sinh động về các cuộc không kích hủy diệt, một liều thuốc "sốc và kinh sợ" với hàng trăm quả bom phá nát các tòa nhà bêtông tại hơn một chục cơ sở hạt nhân trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Hồi giáo.

Cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hồi đầu tháng của Israel được xem là để gửi các tín hiệu tới Mỹ, châu Âu và đặc biệt là Tehran, rằng nước này đã sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công quân sự lớn chống lại các mục tiêu trên khắp Iran, nếu nỗ lực ngoại giao nhằm làm ngưng chương trình hạt nhân của nước CH Hồi giáo thất bại.

Điều này đã tạo ra hàng loạt tin đồn xoay quanh một thông báo gây ngạc nhiên, đó là đoàn đại biểu cấp cao - dẫn đầu bởi Đô đốc Michael Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - sẽ gặp người đứng đầu Bộ Quốc phòng Israel, Tướng Gabi Ashkenazi, ở Tel Aviv.

Vài tuần tiếp sau đó, ông Ashkenazi cũng sẽ tới Washington DC, lần thăm Mỹ đầu tiên của ông này với tư cách là Tổng tham mưu trưởng Israel. Bình thường, những chuyến thăm như vậy được xem là cấp thấp nhằm tránh những tin đồn không cần thiết về mục đích của họ.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, chuyến thăm lần hai của Đô đốc Michael Mullen tới Israel chỉ trong vòng 6 tháng chắc chắn sẽ khiến dư luận nghĩ tới một hành động quân sự có thể của Israel nhằm vào Iran.

Cựu Đại sứ Mỹ, John Bolton, mới đây, đã cảnh báo rằng Mỹ và Israel có thể tấn công chương trình hạt nhân của Iran sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới nhưng trước khi ông Bush rời nhiệm tháng 1/2009. Bolton - nổi tiếng với lập trường hiếu chiến đối với Iran trong thời gian ông làm Đại sứ tại Liên Hợp Quốc - cho rằng Israel thậm chí sẽ hành động đơn phương trong bất cứ một cuộc tấn công quân sự nào, bởi vì Mỹ giờ đây không còn nhiệt tình làm chuyện này trong những tháng cuối cùng của chính quyền Bush.
 

Thái độ của Iran

Lời bình luận trên có thể đã gây tâm trạng bất an ở Tehran. Tuy nhiên, Mohammad Hejazi - một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Bảo vệ cách mạng Iran - cảnh báo rằng bất cứ một cuộc tấn công nào vào Iran sẽ lôi kéo Mỹ vào "một chiến lược mới".

Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari của Iran cũng tuyên bố quân đội nước này sẽ chống lại bất kỳ một cuộc tấn công nào nhằm vào họ. Ông xem cuộc tập trận của Israel ở đông Địa Trung Hải đơn thuần chỉ là các hoạt động "tâm lý chiến".

Tên lửa Ghadr-1 trong một cuộc phô trương sức mạnh quân sự của Iran hồi tháng 4/2008. (Ảnh: AFP)

Tuy nhiên, các thông tin từ Tehran cho thấy, Lực lượng Bảo vệ Cách mạng nước này đã được đặt trong tình trạng báo động cao, triển khai và bảo đảm an ninh chặt chẽ quanh các cơ sở quan trọng mà họ nghĩ có thể bị tấn công đầu tiên.

Tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Mostafa Mohammad Najjar, nhấn mạnh rằng, với sự hợp tác quân sự gần đây giữa Moscow và Tehran, nhiều hệ thống phòng không S-300 tinh vi sẽ được chuyển tới Iran trên cơ sở một hợp đồng được ký với Nga trong quá khứ.

Thông tin ban đầu cho hay, Nga đã chuyển giao 29 quả tên lửa Tor-M1 theo yêu cầu của Iran trong một hợp đồng trị giá 700 triệu USD ký từ tháng 12/2005.

Vẫn như mọi khi, các nhà chức trách Nga từ chối bình luận về thông tin này.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Iran có các hệ thống S-300 thì những tên lửa này có thể là một mối đe dọa lớn đối với những nước tấn công, hoặc Mỹ hoặc Israel nếu họ ra lệnh công kích các mục tiêu ở Iran.

Hiện tại, việc Israel có định tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran hay không vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau.

Nhưng giả sử một cuộc tấn công quân sự được thực hiện thì Israel cũng không thể hy vọng phá hủy toàn bộ cơ sở hạt nhân của Iran. Chúng được phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước nên Israel có quá nhiều địa điểm phải "xử lý". Muốn có cơ hội thành công, mục tiêu đề ra phải thu hẹp ở các địa điểm quan trọng trong cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Theo các đánh giá tình báo được công bố, Iran có ba địa điểm hạt nhân quan trọng là Esfahan, Natanz và các lò phản ứng ở Arak.

Liệu Israel có đủ khả năng?

Israel đã hai lần thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhằm làm tê liệt các chương trình hạt nhân Ảrập ở Trung Đông, một chống Iraq năm 1981 và một chống Syria tháng 9/2007. Ở cả hai lần đó, các chế độ bị nhắm tới đều phản đối kịch liệt nhưng chẳng làm gì. 
 

Tuy nhiên, phá hủy hiệu quả các cơ sở hạt nhân vốn rất kiên cố và được phân bổ rộng rãi ở Iran lại là một việc khác hẳn.

Mục tiêu đầu tiên của bất cứ một hành động nào như vậy là nhằm tạm dừng hoặc trì hoãn việc Iran hoàn tất dự án hạt nhân trong vài năm, hy vọng một chế độ ôn hòa hơn sẽ xuất hiện và muốn giành lại vị thế của họ trong thế giới tự do.

Một máy bay Israel tiếp nhiên liệu cho phi cơ chiến đấu F-16 trong một buổi biểu diễn sức mạnh quân sự ở Tel Aviv trong tháng 5. (Ảnh: AFP)


Tuy nhiên, về mặt quân sự, tấn công như vậy cực kỳ phức tạp, đỏi hỏi sự sắp xếp bao quát và thông tin tình báo hữu dụng trước, trong và ngay sau mỗi cuộc công kích.

Trong khi đó, các cơ sở hạt nhân của Iran không chỉ được phân bổ rải rác mà còn được xây cất rất sâu dưới lòng đất. Do vậy, một cuộc tấn công hiệu quả phải bao gồm ít nhất ba hoặc bốn các đợt oanh kích đồng thời để có thể phá hủy tất cả các mục tiêu - không được như vậy sẽ bị xem là thất bại.

Israel có thể tấn công một mình?

Không lực Israel được trang bị tốt, được đào tạo và thực thi các nhiệm vụ ở khoảng cách lớn tính từ biên giới nước này. Trong quá khứ, họ từng thể hiện được khả năng như vậy.

Tuy nhiên, vị trí địa lý và địa chính trị đã tạo ra một thách thức lớn, hạn chế sự linh hoạt từ khâu lên kế hoạch đến khâu thực thi và đạt được thành công.

Không chỉ vấn đề khoảng cách tới mục tiêu, sự di chuyển ra vào cũng là một thách thức lớn, phụ thuộc vào nhiều điều kiện chính trị, trong đó có sự bố trí chiến lược của Mỹ trong khu vực, đặt biệt là với các lãnh đạo Ảrập Sunni. Tất cả những khó khăn, phức tạp và nhạy cảm này sẽ đòi hỏi sức mạnh của quân đội Isarel ở mức tối đa nhất.

Một thực tế nữa là, người Iran biết địa điểm nào cần tập trung quốc phòng nên không cần phải dàn mỏng sức mạnh phòng không và không quân. Điều đó có nghĩa là Israel chỉ có một cơ hội để thành công, trong khi không lực của họ bị kéo căng hết cỡ .

Như một sự lựa chọn, một chiến dịch trên không do Mỹ đứng đầu sẽ không bị bó hẹp chỉ ở 3-4 địa điểm mà có thể tấn công nhiều hơn 1.500 điểm mục tiêu. Kho vũ khí của họ có khả năng hơn, đặc biệt là chống lại các mục tiêu được xây cất sâu dưới lòng đất. 
 

Bất cứ một cuộc tấn công quân sự nào chống Iran chắc chắn sẽ khiến người dân nước này đoàn kết hơn dưới chế độ của họ. Hơn nữa, khả năng Iran đáp trả cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Khả năng này sẽ gồm 3 yếu tố chủ đạo: Tấn công tên lửa, tấn công rocket từ Hezbollah, tổ chức do Iran bảo trợ, và tấn công vào các lợi ích của Israel ở bên ngoài.  

  • Thanh Hảo (Theo Defense Update)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,