221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1080032
Mỹ và Triều Tiên được gì trong ván bài hạt nhân?
1
Article
null
Mỹ và Triều Tiên được gì trong ván bài hạt nhân?
,

Cuối cùng CHDCND Triều Tiên cũng đã giao nộp tuyên bố hạt nhân sau 6 tháng trì hoãn - một chiến thắng của kiểu ngoại giao mà Tổng thống Bush và những trợ lý của ông từng coi là điểm yếu của nước Mỹ.

Binh sĩ Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom (Ảnh: AFP)
Đằng sau những cánh cửa khép kín bên trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một quan chức Triều Tiên đã trao tài liệu này cho người đồng cấp Trung Quốc - một động thái có ý nghĩa quan trọng về ngoại giao.

Tuyên bố này của CHDCND Triều Tiên, bao gồm danh sách các tài sản hạt nhân, được coi là một bước đi quan trọng trong việc làm cho bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân.

’’Tiến trình sáu bên’’, liên quan tới hai miền Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Mỹ, là một loạt các cuộc đàm phán nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân để đổi lấy  những ưu đãi kinh tế và ngoại giao. Cường quốc hạt nhân này phải được thuyết phục và quan trọng hơn là được đền bù, cho mỗi bước đi được tính toán cẩn thận nhằm giải trừ hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.

Tài liệu gần đây nhất mà 6 quốc gia ký vào ngày 3/10/2007 quy định CHDCND Triều Tiên đưa ra ’’một tuyên bố đầy đủ và chính xác về mọi chương trình hạt nhân của nước này’’. Tuyên bố lẽ ra phải được giao nộp vào cuối năm 2007. Cuối cùng Triều Tiên đã làm việc này, dù muộn một chút, và có thể mong đợi được thưởng hậu hĩnh.

TIN LIÊN QUAN
Bước đầu, thỏa thuận 6 bên buộc Mỹ hành động song song, hướng tới việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Ngay sau khi Triều Tiên giao nộp tài liệu cho Trung Quốc, Tổng thống Bush đã bắt đầu tiến trình loại Triều Tiên khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố, cũng như giảm bớt các lệnh cấm vận thương mại chống Triều Tiên. Nền kinh tế chỉ huy này cũng sẽ được thúc đẩy bằng một triệu tấn dầu hoặc các dạng viện trợ khác có giá trị tương đương.

Phần thưởng hậu hĩnh tới vậy, tại sao Triều Tiên lại trì hoãn việc giao tài liệu hạt nhân? ’’Hãy để tôi làm rõ, đầy đủ và chính xác có nghĩa là đầy đủ và chính xác’’, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Mỹ, Christopher Hill, nói.

’’Tuyên bố này phải bao gồm mọi vũ khí, các chương trình, nguyên liệu, các cơ sở hạt nhân và làm rõ mọi hoạt động phổ biến hạt nhân’’, ông Hill nói. Ông cũng quả quyết rằng tài liệu này phải giải tỏa những lo ngại liên quan tới các chương trình làm giàu uranium của Bình Nhưỡng.

Quan điểm đã rõ - thế giới cần biết những thứ CHDCND Triều Tiên có, để biết nước này cần loại bỏ cái gì.

Nhân nhượng và khôn khéo

Với việc Bình Nhưỡng phủ nhận làm giàu uranium hoặc chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Syria, trong 6 tháng qua các nhà ngoại giao đã nỗ lực tìm kiếm một thỏa thiệp có thể chấp nhận được cho nội dung của tuyên bố hạt nhân mà Triều Tiên sẽ đưa ra. Và dường như Bình Nhưỡng đã mãn nguyện.

Tài liệu hạt nhân tập trung vào các hoạt động tái chế plutonium của CHDCND Triều Tiên tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cũng như lượng plutonium nước này nắm giữ. Khi nội dung của tuyên bố này được công khai, nhiều nhà quan sát cho rằng nó sẽ không đề cập tới kho vũ khí hạt nhân hiện tại hoặc bất kỳ bằng chứng nào về việc nước này làm giàu uranium.

Vậy phải chăng chính quyền Bush đã nhân nhượng CHDCND Triều Tiên?

Các nhà chỉ trích ở Washington nghi ngờ về ý định giải trừ hạt nhân hoàn toàn của Triều Tiên và cho rằng Mỹ đang để Triều Tiên ’’tống tiền’’ cộng đồng quốc tế. Sự chỉ trích gay gắt nhất tới từ phía những người bảo thủ. Họ cáo buộc ông Bush từ bỏ quan điểm không khoan nhượng trước đây.

Ông Bush đã từng tuyên bố Triều Tiên là một bộ phận của ’’trục ma quỷ’’, cùng với Iran và Iraq. Ông đã thề đối đầu chứ không đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên.

Thành quả của chính trị thực tế

Ngày nay, chiến lược của Washington không phải là chiến lược cô lập Bình Nhưỡng mà là lôi kéo và thuyết phục nhằm nhích từng bước nhỏ hướng tới mục đích lớn hơn. Và ông Bush đã thể hiện sự linh hoạt mà các nhà chỉ trích ông ở trong và ngoài nước từng coi là không thể.

Hình ảnh tổ hợp hạt nhân Yongbyon và tháp làm lạnh tại cơ sở này (Ảnh: Reuters)

Người ta có thể tranh luận rằng chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên đánh dấu sự chuyển đổi từ chính trị lý tưởng sang chính trị thực tiễn, chỉ một vài năm kể từ khi ông Bush liệt CHDCND Triều Tiên vào ’’trục ma quỷ’’.

Chính quyền Bush chỉ ra một số thành công thông qua chính sách này. Lò phản ứng Yongbyon, nguồn nguyên liệu hạt nhân cho thử nghiệm vũ khí thành công duy nhất của Triều Tiên cho tới nay, đang bị tháo dỡ dưới sự giám sát của Mỹ.

Ông Bush cũng nói rõ đây mới chỉ là sự khởi đầu của tiến trình giải trừ, và rằng, tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao có thể dễ dàng bị đảo ngược, nếu Bình Nhưỡng từ chối cho phép các đoàn thanh sát kiểm tra tính xác thực của tuyên bố hạt nhân hạn chế nói trên.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi này có lẽ quá muộn vì ông Bush sẽ mãn nhiệm trong vài tháng nữa. Lịch sử sẽ không coi Bush là người chủ trương hòa bình, ngay cả khi CHDCND Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân. Cuộc chiến ở Iraq và các biện pháp chống khủng bố của ông Bush sẽ trở thành di sản của ông, làm lu mờ mọi thành công về đối ngoại trong suốt 8 năm cầm quyền.

Thời gian không dừng lại và chương trình đối ngoại đầy tham vọng của ông Bush chắc sẽ không mang lại thành quả như mong muốn trong suốt thời gian ông cầm quyền. Triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Palestine và Israel trong năm nay ngày càng thu nhỏ. Iran đang đợi thời cơ và một chính quyền mới ở Washington.

  • Minh Sơn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,