221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1077270
Mỹ lại mở rộng cửa cho các phiên dịch viên Iraq
1
Article
null
Mỹ lại mở rộng cửa cho các phiên dịch viên Iraq
,

Trong chiến tranh, tình yêu vẫn có thể nhanh chóng nảy nở. Chris và Sarah đã cưới nhau chỉ ba tháng sau khi hai người gặp mặt ở Baghdad. Và giờ đây, ba năm sau, họ lại có cơ hội gây dựng cuộc sống gia đình ở Mỹ, tránh xa bạo lực và những cảnh hỗn loạn hàng ngày.

Sarah (trái) và Chris hy vọng những cống hiến của họ cho quân đội Mỹ sẽ được đền đáp bằng một tấm visa đặc biệt.
Sarah (trái) và Chris hy vọng những cống hiến của họ cho quân đội Mỹ sẽ được đền đáp bằng một tấm visa đặc biệt. (Ảnh: CSM)
Chris và Sarah là nickname của cặp vợ chồng trẻ. Họ phải giấu tên thật vì lo ngại về an ninh. Hai người hiện đang làm việc cho một cơ quan phụ trách các vấn đề dân sự của Quân đội Mỹ. Cũng giống như hàng nghìn công dân Iraq khác hợp tác với quân đội Mỹ tại đây, công việc của họ là một sự mạo hiểm tính mạng.

Sarah cho biết tên cô đã được đưa vào danh sách cần tiêu diệt của quân nổi dậy. Mẹ cô đã buộc phải rời bỏ quê hương vì nhiều lần bị dọa giết. Nhà của cha mẹ Chris thì bị đánh bom hai lần và 11 người bạn, đồng nghiệp của anh đã bị lấy mạng kể từ năm 2006.

Cặp vợ chồng người Shiite nói rằng, thậm chí quân nổi dậy còn treo giải thưởng tới 20.000USD cho mỗi mạng sống của các phiên dịch viên. Con số này tăng gấp đôi nếu phiên dịch là nữ giới.

"Chúng tôi cần một thời gian dài nữa để Iraq trở thành một đất nước tốt đẹp. Chúng tôi cũng mong có con nhưng không muốn nuôi dạy chúng ở đây", Sarah bày tỏ. Chris đế thêm: "Đó là một xã hội bè phái và bạo lực; tôi không muốn các con tôi lớn lên ở đây".

Và giấc mơ rời khỏi Iraq của họ dường như đang dần trở thành hiện thực.

Ngày 3/6, Tổng thống Mỹ đã mở rộng một điều luật đến năm 2012, theo đó tiếp tục cho các phiên dịch viên Iraq và Afghanistan làm cho quân đội và Bộ Ngoại giao Mỹ một cơ hội tới nước này theo Chương trình Visa Nhập cư đặc biệt (SIV).

Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ của ông Bush bị chỉ trích là đã quá khắt khe và phức tạp trong việc cấp phép cho những người Iraq làm việc cho các phái vụ của Mỹ.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này sẽ tái định cư cho 12.000 "người tị nạn Iraq thuộc diện dễ bị tổn thương nhất" tính tới ngày 30/9/2008. Tuy nhiên, tiến trình này được thực hiện quá chậm chạp và tính đến ngày 31/5 vừa qua mới giải quyết xong cho 4.742 trường hợp.

Bộ này cho hay, Mỹ đã cấp đủ chỉ tiêu 500 SIV trong năm 2008 và không tiếp nhận thêm đơn xin trong năm nay. Sang năm 2009, họ sẽ cấp thêm 50 SIV.

Lần đầu tiên Sarah gặp Chris là khi anh đi cùng một nhóm lính Mỹ trong chuyến áp tải một điệp vụ quan trọng của mạng lưới Al-Qaeda ở Iraq tới một trại giam Mỹ tại Baghdad.

Hai người yêu nhau và nhanh chóng tiến tới hôn nhân nhưng họ phải chờ đến khi cùng được nghỉ phép năm 2006 mới có thể tổ chức tiệc cưới. Đến năm ngoái, quy định mới của quân đội Mỹ cho phép cặp vợ chồng này làm việc và sống chung trong một căn cứ ở Baghdad.

Chris hy vọng vợ chồng anh sẽ sớm được hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ ở Jordan. Anh đã hoàn tất các bước xin visa phức tạp, trong đó có yêu cầu chứng thực từ một vị tướng trong quân đội Mỹ về nhân cách và vị trí của họ.

Người bảo trợ cho Chris và Sarah là trung sĩ Howard Kott ở Muskegon, Michigan. Thành phố này sẽ là đích đến của họ nếu đơn xin nhập cư được thông qua. Họ sẽ được Chính phủ cấp tiền để tái định cư và một Thẻ Xanh trong vòng 3 tháng kể từ khi đến vì thuộc diện đặc biệt.

"Thậm chí nếu tình hình ở Iraq được cải thiện, ảnh hưởng của những kẻ cực đoan vẫn rất lớn", Chris cho biết.

Cặp vợ chồng này nói về nạn tham nhũng và bè phái cố hữu ở những người có chức quyền mà họ thường tiếp xúc để phục vụ cho công việc phiên dịch. "Hãy tin tôi đi, bạn không thể biết đâu là sự thật. Các chính trị gia có thể nói rất nhiều về những điều tốt đẹp trên TV nhưng tất cả chỉ là giả dối", Sarah nói.

Chris và Sarah tỏ ra không tin tưởng lực lượng an ninh Iraq. Hai người thậm chí còn buộc tội một đơn vị quân đội đã đột kích căn hộ mà họ thuê và lấy trộm tiền, nữ trang cùng nhiều tài sản khác. Họ nói rằng quân đội Mỹ không thể rời khỏi Iraq trong một thời gian dài bởi các lực lượng của quốc gia Vùng Vịnh này chưa sẵn sàng đảm đương trách nhiệm.

"Nếu các lực lượng đa quốc gia rời Iraq thì đó sẽ là một thảm họa về chính trị, xã hội và nhân đạo", Chris nói. "Họ cần dìu dắt thêm cho quân đội Iraq". 

Chris và Sarah cho biết họ sẵn sàng quay trở lại Iraq để làm phiên dịch viên sau khi đã sang Mỹ định cư.

  • Thanh Hảo (Theo The CSM)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,