221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1074630
Kế hoạch lá chắn tên lửa Đông Âu "hấp hối"
1
Article
null
Kế hoạch lá chắn tên lửa Đông Âu 'hấp hối'
,

Kế hoạch lá chắn tên lửa Mỹ đang "hấp hối" theo nhiệm kỳ Tổng thống của ông Bush. Tuy nhiên, chương trình này chưa thể chấm dứt.

c
Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ Mỹ
Chính phủ CH Séc đang trên bờ vực khủng hoảng. Thủ tướng Mirek Topolanek nói rằng Nội các của ông có thể sụp đổ vào mùa thu này. Ông thừa nhận Nội các đã mất đa số trong Quốc hội, có lẽ là do kế hoạch triển khai một trạm radar tần số cao của Mỹ trên lãnh thổ Séc. Nhiều nghị sĩ không muốn nghe về kế hoạch này trong khi những người khác khăng khăng rằng phải tiến hành trưng cầu dân ý.

Thất bại toàn diện

Nếu tiến hành trưng cầu dân ý, Chính phủ Séc chắc chắn sẽ thất bại do 68% dân số chống lại kế hoạch đặt trạm radar của Mỹ trên lãnh thổ nước này.

Tình hình ở CH Séc không chỉ là tin xấu duy nhất đối với Lầu Năm góc. Quan hệ của Mỹ với Ba Lan thậm chí còn tồi tệ hơn. Warsaw đòi Washington trả 20 tỷ USD cho căn cứ tên lửa đánh chặn mà Mỹ muốn thiết lập ở Gorsko. Ba Lan muốn chi số tiền này cho việc cải cách các lực lượng vũ trang quốc gia và bảo vệ Ba Lan trước tiềm năng đe dọa từ Nga. Ba Lan dự định mua các hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Mỹ.

Các tướng lĩnh ở Moscow đã cảnh báo Warsaw rằng họ sẽ chĩa tên lửa Nga vào các vị trí của Mỹ và triển khai các tên lửa chiến thuật Iskander-M tại vùng Kaliningrad. Tên lửa từ vùng này có thể tấn công các tên lửa đánh chặn của Mỹ ở Ba Lan. Tuy nhiên, đây chỉ là một tác dụng phụ. Vấn đề quan trọng hơn là Lầu Năm góc không đồng ý với cái giá mà Ba Lan đưa ra. Mỹ đang chào giá ít hơn một nghìn lần, với hy vọng chính phủ Ba Lan sẽ móc hầu bao ngân sách trả phần còn lại. Hai bên vẫn đang tiếp tục đàm phán song triển vọng khá mịt mờ.

Trong khi đó, Hạ viện Mỹ đã cắt giảm chi tiêu 720 triệu USD đối với chương trình tên lửa phòng thủ tại châu Âu trong năm tài khóa 2008-2009. Chi phí xây dựng các căn cứ ở CH Séc và Ba Lan bị giảm 232 triệu USD. Quốc hội tuyên bố hạn chế này sẽ có giá trị cho tới khi Washington ký được các thỏa thuận với Prague và Warsaw về việc triển khai radar và tên lửa đánh chặn ở hai nước này.

Tình hình trên có nghĩa là chính quyền Bush sẽ không thể bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ ở châu Âu. Các chuyên gia hàng đầu của Mỹ về phòng thủ tên lửa - Joseph Cirincione và Philip Coyle - đã thể hiện quan điểm này tại Trung tâm Carnegie trong chuyến thăm Moscow gần đây.

Trung tâm Carnegie đã tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn về tương lai của các hệ thống phòng thủ tên lửa trong chiến lược và chính sách của Mỹ. Các chuyên gia nói trên nhất trí rằng, nếu ứng viên Barack Obama thuộc đảng Dân chủ của họ chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới, việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ ở châu Âu có thể bị hoãn. Nguyên nhân không chỉ là do Lầu Năm góc không thể đạt thỏa thuận cuối cùng với Ba Lan và Séc mà còn do mối đe dọa Mỹ từ các ’’quốc gia thù địch’’ không nghiêm trọng như chính quyền Bush đã mô tả.

Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện John Spratt thậm chí còn nói rằng, mối đe dọa này đã giảm trong 20 năm qua. Thế giới có ít tên lửa hơn so với cách đây 20 năm và ít quốc gia hơn đang thực hiện các chương trình tên lửa. Ngoài ra, số tên lửa nhằm vào Mỹ cũng ít hơn. Ông nhấn mạnh rằng số nước đang phát triển các tên lửa đạn đạo tầm xa không nhiều bằng 20 năm trước.

Chưa gục hẳn

Một số nhà quan sát cho rằng sự trì hoãn triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại châu Âu là do chính sách đối ngoại thành công của Nga. Kremlin đã tỏ ra cứng rắn và không tin vào lời giải thích của Mỹ rằng lá chắn tên lửa nhằm chống lại mối đe dọa từ Iran. Nga phản đối mạnh mẽ kế hoạch này và đe dọa có các biện pháp trả đũa cân bằng.

Đồng thời, Moscow đã đề xuất với Washington một hệ thống phòng thủ tên lửa chung toàn cầu. Hệ thống này sẽ chống lại các mối đe dọa tên lửa, chủ yếu là các tên lửa tầm ngắn và tầm trung từ hơn 20 quốc gia, trong đó có các nước láng giềng của Nga. Tuy nhiên, sáng kiến này chưa nhận được bất kỳ phản ứng nào từ Mỹ.

Trung tướng Yevgeny Buzhinsky, Phó Giám đốc Cục hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga, nói rằng kể từ cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Gates với các quan chức Nga tại Moscow tháng 3/2008, hai bên đã tiến hành ba vòng tham vấn song phương về vấn đề này song không đạt được tiến bộ nào.

Moscow hiểu rằng ngay cả khi phe Dân chủ tại Mỹ lên nắm quyền, chính phủ mới chắc sẽ không từ bỏ kế hoạch bảo vệ Mỹ trước mọi loại tên lửa, đặc biệt là khi Mỹ có khả năng tài chính và kinh tế để làm việc đó. Ngày càng trở nên rõ rằng Mỹ sẽ không thể triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ dưới thời chính quyền Bush và một minh chứng là vấn đề này không nằm trong chương trình nghị sự của ông Bush trong chuyến thăm tạm biệt châu Âu của ông.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,