Mỳ ống, bánh ngô, cá thịt hộp, các sản phẩm sữa, rau nhập khẩu và hoa quả… là những sản phẩm chủ yếu phục vụ cho người nước ngoài sống tại Trung Quốc. Và trong cơn bão giá lương thực trên toàn cầu, sự tăng giá của đồng nhân dân tệ với USD đã khiến chính họ cũng phải lao đao.
Chọn mua sản phẩm nhập khẩu trong một siêu thị tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang
Giá bột mỳ và ngũ cốc đã tăng gấp đôi trong năm qua, theo Học viện Chính sách Trái đất có trụ sở tại Mỹ. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm lương thực trực tiếp làm từ chúng cũng leo thang như mỳ ống, bánh ngô. Thịt lợn, thịt bò và trứng liên quan gián tiếp tới lúa gạo cũng trở nên đắt đỏ hơn.
Nhiều hơn cả việc tăng giá lương thực, sự sụt giảm về giá trị của đồng đô la đã khiến cuộc sống của người nước ngoài thêm khó khăn hơn, một thanh niên người Canada 29 tuổi sống tại Thượng Hải cho biết.
"Tỉ giá giữa USD và nhân dân tệ đã giảm hơn 20% kể từ khi tôi tới Trung Quốc’’, anh nói. Anh tới Thượng Hải đảm nhận công việc trong một hãng xuất khẩu quốc tế từ ba năm trước đây. "Sự mất giá của đồng đô la có thể giải thích cho việc tiết kiệm chi tiêu của tôi vì tôi phải trả bằng đồng nhân dân tệ khi mua hàng tại đây’’.
Và còn có ví dụ về một cô gái trẻ người Pháp sống tại Bắc Kinh, hàng ngày thường đi mua sắm ở Jenny Lou’s, một mạng lưới cửa hiệu nổi tiếng về các sản phẩm lương thực nhập khẩu. Peisha, cô gái thích gọi như thế, cho biết, giá tất cả các mặt hàng lương thực nhập khẩu cô thường mua như cá ngừ đóng hộp, bánh mỳ, mỳ ống, rau và hoa quả đều tăng. Riêng bánh mỳ giá tăng thêm từ 2-3 nhân dân tệ. Mặc dù đã tiết kiệm tới mức tối đa, nhưng cô đã bắt đầu tính tới việc mua cá ngừ đóng hộp ở Trung Quốc vì giá thấp hơn.
Tuy nhiên, không chỉ có người tiêu dùng nước ngoài mới cảm nhận được cơn bão giá. Những người chủ nhà hàng phục vụ riêng người nước ngoài cũng không nằm ngoài vòng xoáy của giá lương thực. ‘’Tất cả mọi thứ đều tăng’’, Lục Hồng Duy, chủ nhà hàng Ý cho biết. Nhà hàng hoạt động đã được chín năm này nằm ở đông bắc ngoại ô Bắc Kinh, khá nổi tiếng với người nước ngoài và lớp công chức cổ cồn trắng yêu thích những món ăn Ý.
TIN LIÊN QUAN
"Giá mỳ ống nhập khẩu từ Ý tăng gấp ba lần kể từ tháng 9 năm ngoái. So với năm trước, giá mỳ đắt hơn 70%", bà chủ Lục cho biết. Ông còn sở hữu một nhà hàng Ý khác mang tên Il Casale, ở gần khách sạn Lido.
Giá mỳ ống ở Italia tăng hơn 20% từ mùa thu năm ngoái đã dẫn tới một cuộc biểu tình lớn ở phạm vi cả nước.
Giá các nguyên liệu thô tăng tới 40% trong nhà hàng của Lục, buộc bà phải tăng giá các món ăn lên khoảng 15%. "Tôi phải vượt qua áp lực từ phía khách hàng’’, bà Lục nói. "Thậm chí sau đó tôi sẽ có thu nhập thấp hơn trước đây"’’. Tuy nhiên, bà vẫn coi mình khá may mắn vì lượng khách tới nhà hàng của bà không bị giảm sút.
Sự ấm nóng toàn cầu và nhu cầu dùng lúa mỳ cứng để làm nhiên liệu sinh học được cho là lý do chính khiến giá lương thực gia tăng, theo các chuyên gia phân tích. Lúa mỳ cứng là thành phần chủ yếu làm mỳ ống tại Italia. Hiệp hội các ông chủ cối xay Italia thống kê được rằng, giá lúa mỳ cứng ở nước này đã tăng từ 150-170% kể từ tháng 4/2007. Italia đã nhập khẩu khoảng 40% lượng lúa mỳ cứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Chi phí các nguyên liệu thô gia tăng khắp thế giới đã khiến dòng sản phẩm sữa tăng theo. "Các sản phẩm sữa tăng giá mạnh nhất trong tất cả những mặt hàng chúng tôi bán’’, Đinh Vệ, quản lý thị trường của Sinodis tại Thượng Hải, một nhà phân phối và nhập khẩu sản phẩm lương thực ở Trung Quốc, cho biết. "Giá các sản phẩm sữa tăng từ 20-30% từ nửa cuối năm trước, chúng tôi phải thường xuyênt tăng giá hơn so với trước đây’’, Đinh nói. Sinodis cung cấp các sản phẩm lương thực cho nhiều siêu thị lớn, nhà hàng, khách sạn và hãng hàng không ở hơn 30 thành phố của Trung Quốc.
Tại Bắc Kinh, quản lý Indian Kitchen, một nhà hàng nổi tiếng với các cửa hiệu ở nhiều thành phố của Trung Quốc cho hay, giá các món ăn đã tăng hơn nhiều vì giá thịt cừu và thịt bò tăng gấp hai lần. Giá bánh ngọt đặc biệt của Ấn Độ thậm chí còn tăng nhiều hơn do giá đường và dầu thực vật trở nên đắt đỏ. Vì vậy, để giảm thiểu tổn thất, Indian Kitchen đã phải tăng giá buffet bữa trưa từ 38 lên đến 42 nhân dân tệ/người.
Fred Kan đến từ Mỹ, làm việc trong ngành công nghiệp lương thực và đồ uống, cũng có một câu chuyện tương tự đem kể cho dù anh không cảm thấy tác động của việc tăng giá lương thực trở nên quá tồi tệ. "Là một bếp trưởng, tôi thường đi mua lương thực và nắm bắt khá rõ về giá cả. Rõ ràng mọi thứ trở nên đắt hơn nhiều’’, Kan năm nay 31 tuổi sống ở Thượng Hải được bốn năm.
Kan có một nhà hàng ở Thượng Hải. Hiện tại, anh đang cố gắng bắt đầu khởi động một nhà hàng mới bán đồ ăn Ý. "Kể từ khi giá nguyên liệu thô tăng, chúng tôi phải có những điều chỉnh về giá lương thực. Nhưng chúng tôi không thể đổ mọi chi phí lên đầu khách hàng’’, anh nói, và rất hiểu rõ rằng, giá lương thực gia tăng là một mối đe doạ lớn cho dự án sắp tới của anh.
Rất nhiều cửa hiệu và nhà hàng đều phải tăng giá các sản phẩm và món ăn của mình để đối phó với xu thế hiện tại. Theo Trương Mãn Cường, quản lý Nick’s và Mart tại khách sạn Lido với 70% khách hàng là người nước ngoài, đã bán pho mát, rượu, mỳ ống và gia vị nhập khẩu ở mức giá cao hơn. Tuy nhiên, cửa hiệu này hiện nay đang chuẩn bị mua nhiều sản phẩm hơn từ các nhà cung cấp nội địa và nước ngoài, thay thế cho các sản phẩm trước đây chỉ nhập khẩu.
-
Kỳ Thư (Theo China Daily)