221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1057593
Nguồn gốc khủng hoảng lương thực ở châu Á
1
Article
null
Nguồn gốc khủng hoảng lương thực ở châu Á
,

Các chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng luơng thực tại châu Á xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có cả sai lầm trong việc hoạch định chính sách nông nghiệp.

Trang trại của Gantallan Plorensio là một nghịch lý giữa trung tâm của cuộc khủng hoảng lương thực đang trầm trọng ở châu Á. Các cánh đồng có đủ nước tưới tiêu chưa bao giờ màu mỡ hơn, góp phần vào sự tăng trưởng sản lượng gạo 5% mỗi năm trong vòng 2 năm qua.

"Chúng tôi có rất nhiều cánh đồng lúa nhưng không có nước tưới tiêu. Chúng vẫn đang nằm chờ ở đó", ông Plorensio nói.

sdfdsf

Người dân đang xếp hàng mua gạo được chính phủ trợ giá ở một cửa hàng tại Manila.

Khi cuộc khủng hoảng lương thực trong khu vực ngày càng trầm trọng, đe dọa gây ra sự mất ổn định chính trị và bạo loạn xã hội, các cánh đồng để không trong làng của ông Plorensio là minh chứng rõ ràng về sự thất bại của những chính sách và sự tiên đoán đang lặp đi lặp lại khắp vùng.

Trong hàng thập niên, chính phủ các nước châu Á đã khuyến khích sự bùng nổ của các ngành dịch vụ và những tòa nhà chọc trời chứ không phải là khả năng sản xuất thêm nhiều lúa gạo. Việc đầu tư cho ngành nông nghiệp bị đình đốn và dự kiến ngày càng có ít nông dân sẽ tham gia sản xuất thêm nhiều lúa gạo đáp ứng sự bùng nổ dân số.

Sự sao lãng đó là một trong những nguyên nhân chính của cái mà một số nhà phân tích gọi là "cơn bão toàn diện", bao gồm giá dầu mỏ toàn cầu tăng cao, hạn hán ở Australia và thời tiết khắc nghiệt, phía sau cuộc khủng hoảng lương thực.

Duncan Macintosh, một phát ngôn viên cho Viện nghiên cứu lương thực quốc tế, có trụ sở tại Laguna, cách thủ đô Manila của Philippines hơn 60km, khẳng định: "Đó là một thất bại trong việc nhận ra tầm quan trọng của nông nghiệp. Nông nghiệp đang trở thành một ngành kinh tế ’không hợp thời’".

Philippines giữa cơn khủng hoảng

Ở trung tâm của "cơn bão toàn diện" là Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, đảo quốc này nhập khẩu khoảng 10 - 15% số gạo tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do các nguồn cung cấp gạo toàn cầu rất hạn hẹp, buộc Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam phải hạn chế xuất khẩu nên Philippines đang đối mặt với thời kỳ khó khăn trong việc hoàn thành định mức nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo.

Philippines đang phải chi trả những cái giá cắt cổ cho bất kỳ loại gạo nào mà nước này có thể mua được, đẩy giá lương thực trên toàn cầu tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Người ta ước tính sẽ có thâm hụt 10% trong năm 2008.Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng các bất ổn vì lương thực có thể bùng phát ở đây như đã xảy ra ở Haiti, Ai Cập, Mexico, Burkina Faso và Senegal.

Cho tới tận hiện tại, đó vẫn chỉ là những quan ngại ở Philippines. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo, giống như chính phủ của Haiti và Malaysia, đã bị chấn động bởi cuộc khủng hoảng đang diễn tiến và đối mặt với những lời công khai kêu gọi lật đổ bà Arroyo.

Ở tâm bão là một câu hỏi rất đơn giản: Tại sao Philippines và các nước khác ở châu Á, không thể sản xuất đủ gạo để nuôi sống họ?

Một số nguyên nhân vượt ngoài tầm quản lý trực tiếp của Philippines và những quốc đảo khác ở châu Á như Indonesia và Malaysia. Do đất nông nghiệp của họ trải dài hàng ngàn dặm và trên các hòn đảo khác nhau nên việc sản xuất, duy trì và vận tải khiến việc trồng trọt lúa gạo trở nên đắt đỏ và khó khăn.

Ông Macintosh cho biết: "Thái Lan, nhà sản xuất (lúa gạo) lớn nhất thế giới, có khoảng 9,82 triệu hecta đồng lúa. Philippines có 4 triệu hecta đất nông nghiệp đang sử dụng. Và khoảng 4 triệu hecta đó trải dài trên hơn 11.200 km".

Ông Macintosh nói thêm rằng Philippines cũng thiếu một vùng châu thổ ven sông giúp cung cấp lượng nước dồi dào và dễ dàng, cho phép những quốc gia châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia có những vụ mùa lúa gạo bội thu hơn.

Các nhân tố khác trong cuộc khủng hoảng lúa gạo cũng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Philippines: Giá dầu leo thang, kéo theo sự tăng cao của giá phân bón và chi phí vận tải, khiến việc sản xuất lúa gạo trở nên đắt đỏ. Tình trạng sâu hại ở Việt Nam, một trong những quốc gia sản xuất lương thực lớn nhất thế giới, đã cướp trắng khoảng 200.000 tấn lúa gạo. Và sự sụp đổ của hoạt động sản xuất lúa gạo tại Australia do hạn hán đã ăn dần ăn mòn kho dự trữ lương thực của thế giới.

Tuy nhiên, nhiều nhân tố khác xuất phát trực tiếp từ sai lầm trong cách tiên đoán tại Philippines cũng như phần còn lại của châu Á. Theo một nghiên cứu, mặc dù chi tiêu của chính phủ nước này cho nông nghiệp đã tăng nhanh trong những năm 1960 và 1970, tập trung cho các hệ thống tưới tiêu, phân bón và việc gây giống lúa đã phát triển trong Cách mạng Xanh, hoạt động này đã chậm lại một nửa trong suốt những năm 1990.

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) có trụ sở tại Washington khẳng định, năm 2002, Philippines chỉ đầu tư 0,46 USD cho mỗi 100 USD sản lượng nông nghiệp, một mức độ tương ứng với phần còn lại của châu Á. Điều đó có nghĩa là châu Á đã chểnh mảng trong đầu tư cho nông nghiệp so với phần còn lại của các khu vực đang phát triển với mức chi 0,53 USD cho mỗi 100 USD sản lượng nông nghiệp cũng như các khu vực phát triển với mức chi 2 USD. Mức chi trung bình của toàn thế giới là 0,7 USD.

Thách thức

"Quá trình sản xuất đòi hỏi ngày càng nhiều nước. Châu Á hy vọng sẽ tăng 1% sản lượng gạo mỗi năm - nhưng họ phải làm điều đó khi có ít nước, ít đất và ít nhân công hơn (cho trồng trọt)", ông Macintosh nói.

Có lẽ, hơn tất thảy, đơn giản là ngày càng có nhiều miệng ăn hơn cần phải nuôi sống.

Dân số của Philippines đã tăng gần 2% mỗi năm kể từ năm 2000. Đây là một trong những tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất ở châu Á, dẫn tới sự tăng đột biến, tương ứng về việc tiêu dùng gạo. Và khắp châu Á, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu với nhiều tiền và đòi hỏi hơn đang tiêu thụ nhiều gạo và nhiều thịt hơn. Sản xuất thịt đòi hỏi lượng nước, nhân công và thóc lúa nuôi gia súc rất lớn, góp phần tước đoạt các nguồn lực dành cho việc sản xuất gạo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, bất chấp thực trạng gia tăng dân số này, chính phủ các nước khắp châu Á cho rằng họ luôn có thể nhập khẩu thêm nhiều lương thực. Các kho dự trữ gạo cũng như những loại ngũ cốc khác khắp toàn cầu đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1976 do sự tăng trưởng dân số, sự suy giảm đất nông nghiệp, việc hoạch định chính sách kém và thời tiết xấu.

"Philippines đã không có biện pháp khuyến khích cho việc tự cung tự cấp lúa gạo. Việc mua lúa gạo từ nước láng giềng của bạn luôn dễ dàng", Angelito Banyo, giám đốc cơ quan cố vấn PR Politik ở Manila, nhận định.

Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng hiện tại phơi bày những sai lầm trong suy nghĩ rằng các nguồn cung là sẵn có. Nó cũng nhấn mạnh nhu cầu phải có sự điều phối tốt hơn nữa trong hoạt động mua bán lúa gạo của châu Á.

Thay vì điều phối các chính sách để đối phó với một vấn đề đang ảnh hưởng tới toàn châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Campuchia đã cho áp dụng những lệnh cấm xuất khẩu nghiêm ngặt, đẩy các nước như Malaysia và Philippines vào tình trạng phải tranh giành bất kỳ hợp đồng mua lương thực nào mà họ có thể tiếp cận. Các nhà phân tích cho rằng điều đó chỉ khiến giá gạo leo thang trên thị trường tự do.

Các quan chức Philippines tuyên bố hồi tuần trước rằng nước này đang hướng tới một hội nghị cấp khu vực của 10 nước châu Á, được chờ đợi sẽ diễn ra vào mùa hè này nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích không đặt nhiều hy vọng về kết quả của cuộc gặp này.

"Lúa gạo là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị. Các nước sẽ không điều chỉnh giá gạo để thỏa mãn những quốc gia khác. Họ sẽ thực hiện những biểu giá mà họ tin là phục vụ lợi ích quốc gia", Nicholas Minot, một chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại IFPRI, bình luận.

Những biện pháp đối phó bên trong các quốc gia châu Á cũng chưa có tác dụng. Sự tích trữ trở thành một vấn nạn ở Ấn Độ, Bangladesh và gây ra sự tăng giá dần dần ở Philippines, buộc chính phủ nước này phải đe dọa sẽ kết án chung thân đối với những kẻ đầu cơ nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Giới phân tích cảnh báo các giải pháp sẽ không mang tính tức thời mà có thể dưới dạng của các chương trình “Food for Work”, các chương trình nuôi sống những trường học đã được lựa chọn và việc chuyển giao tiền mặt có điều kiện (các hộ gia đình nghèo được hỗ trợ tiền mặt nếu họ tới các trung tâm y tế và tiếp tục cho con cái tới trường học).

Ông Minot khẳng định: "Những kiểu chương trình như thế này sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp người dân thích ứng với giá cao, hơn là kiểm soát giá cả hay trợ cấp lương thực toàn cầu".

Ở Philippines, giải pháp đối phó ngắn hạn của Tổng thống Arroyo là tung ra tràn ngập các chợ lượng gạo được trợ giá cao, môi giới nhanh chóng một hợp đồng mua của Việt Nam 2,2 triệu tấn gạo và kêu gọi việc tạm ngưng biến đất nông nghiệp thành đất để phát triển. Các quan sát viên nhận định tất cả những bước đi này đều đúng hướng.

"Philippines đang trong hoàn cảnh tương đối lạc quan, khi chính phủ đang tiến hành những biện pháp rất hữu hiệu", Paul Risley, một phát ngôn viên của Chương trình lương thực thế giới (WFP) tại Thái Lan nói.

Đầu tư là cần thiết

Khi khủng hoảng đang trở nên trầm trọng, các nhà quan sát nhất trí rằng châu Á cần một cuộc Cách mạng Xanh thứ hai - một phong trào được khởi xướng trong những năm 1960, đem tới sự tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo nhờ việc tưới tiêu tốt hơn và đầu tư vào công nghệ sản xuất. Họ cho rằng tiền vốn cần được đổ nhiều hơn vào việc nghiên cứu kĩ thuật trồng trọt.

"Về dài hạn, các nước đang phát triển và cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp nhằm phát triển các giống mới có khả năng sinh lợi cao và chống chịu được bệnh dịch", ông Minot nói thêm.

Philippines đang xem xét thực hiện điều đó: Tuần trước, Tổng thống Arroyo đã công bố khoản đầu tư 1 tỉ USD để nâng cao sản xuất lúa gạo. Số tiền sẽ được chi vào việc sản xuất giống, đào tạo và cho nông dân vay cũng như cải thiện hệ thống tưới tiêu và vận tải.

"Chúng ta phải hoạt động tích cực hơn nữa để trồng trọt và gây giống những thứ mà chúng ta cần", bà Arroyo phát biểu tại một hội nghị lương thực quốc gia mới đây.

Trong khi đó, các trang trại nhỏ như của ông Plorensio ở Bohol cho thấy các khoản đầu tư có thể mang lại kết quả. Các đây 4 năm, chính quyền địa phương đã giới thiệu một dự án "trồng trọt trước, chi trả sau", cho phép nông dân mua các loại hạt giống từ một ngân hàng giống thay vì tự trồng các cây giống của họ. Ông Plorensio nói sản xuất đã tiến triển trong vài năm trở lại đây.

Cách đây một tuần, ông Plorensio và các nông dân khác trong thị trấn đã kiến nghị một nghị sĩ địa phương về khoản vay trị giá 12.000 USD nhằm cấp vốn cho hệ thống tưới tiêu. Theo ông Plorensio, nếu khoản vay này được thông qua, các cánh đồng lúa sẽ không còn phải để không nữa.

  • Thanh Bình (Theo Christian Science Monitor)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;