221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1057319
LHQ: Khủng hoảng lương thực đe dọa 100 triệu người
1
Article
null
LHQ: Khủng hoảng lương thực đe dọa 100 triệu người
,

Giá thực phẩm tăng đã tạo ra một "trận sóng thần thầm lặng", đe dọa 100 triệu người, Liên Hợp Quốc hôm 22/4 cho biết. Tuy nhiên, tới giờ, vẫn có nhiều quan điểm khác biệt về cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng này.

Reuters
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tuyên bố, vẫn có đủ lương thực và điều then chốt là giúp người nghèo chống đỡ với giá cả leo thang. Theo ADB, việc chính phủ các quốc gia châu Á hạn chế xuất khẩu lương thực là phản ứng quá mức.

Tại London, Thủ tướng Gordon Brown cho biết, Anh sẽ tìm cách thay đổi mục tiêu về nhiên liệu sinh học của EU nếu có bằng chứng rằng việc tiến hành các vụ mùa để lấy nhiên liệu làm giá lương thực tăng cao. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi EU khẳng định duy trì kế hoạch thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học.

Anh cũng cam kết chi 900 triệu USD để giúp Chương trình lương thực Thế giới (WFP) của LHQ giải quyết những vấn đề tức thời và tìm kiếm giải pháp lâu dài để gần nửa tỷ người bị đói trên toàn thế giới, có lương thực.

Josette Sheeran, lãnh đạo của WFP khi tham dự một cuộc họp với các chuyên gia của Anh để thảo luận về khủng hoảng lương thực đã nhận xét, "một trận sóng thần thầm lặng" đã đe dọa đẩy hơn 100 triệu người ở các lục địa vào cảnh thiếu đói.

"Đó là bộ mặt mới của đói - hàng triệu người không thuộc diện đói khẩn cấp hồi 6 tháng trước đây, thì nay lại thuộc diện đó", Sheeran cho biết. 

WFP cho biết, đây là thách thức lớn nhất trong lịch sử 45 năm của tổ chức này. Bạo động tại các quốc gia nghèo ở châu Á và châu Phi tăng nhanh theo giá lương thực là có nhiều nguyên nhân. Đó là giá nhiên liệu tăng vọt, thời tiết xấu, chuyển sang trồng các vụ mùa để biến nó thành nhiên liệu sinh học.

"Kỷ nguyên lương thực giá rẻ đã qua rồi", Rajat Nag, tổng giám đốc điều hành của ADB cho biết.

Giá gạo của Thái Lan - nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã tăng gấp đôi trong năm nay nhưng ông Nag kêu gọi các chính phủ châu Á không bóp méo thị trường với việc hạn chế xuất khẩu gạo mà thay vào đó dùng các biện pháp tài chính để giúp người nghèo.

  • Hoài Linh (Theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,