221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1055777
Sao lãng nông nghiệp dẫn tới đói nghèo ở châu Á
1
Article
null
Sao lãng nông nghiệp dẫn tới đói nghèo ở châu Á
,

Trong thập niên trước, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trưởng ở mức trung bình trên 7%. Mức tăng trưởng kỳ diệu này thu hút rất nhiều hoan nghênh và sự chú ý. Nhưng, vẫn có tới 641 triệu người nghèo nhất thế giới - chiếm gần 2/3 tổng số trên toàn cầu - sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

a
Ảnh China Daily

Những con số thống kê khác cũng khá sửng sốt. 97 triệu trẻ em bị thiếu cân, 4 triệu trẻ em chết ở khi chưa đầy năm tuổi, 566 triệu người sống ở khu vực ngôn thôn không có nước sạch sử dụng và chưa đầy 1/3 người dân nông thôn được tiếp cận với hệ thống vệ sinh căn bản.

 

Hầu hết người nghèo đều sống ở khu vực nông thôn và làm nông nghiệp là sinh kế chính của họ.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội LHQ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã thực hiện các cuộc nghiên cứu và cho biết, sự nghèo đói tồn tại dai dẳng cùng với những bất bình đẳng trong khu vực là kết quả của nhiều thập niên nông nghiệp bị sao nhãng.

Theo các nhà phân tích, chiến lược tăng trưởng và các chính sách kinh tế trong khu vực đều có theo một hệ thống là bỏ qua nông nghiệp. Mặc dù có thực tế là, nông nghiệp đóng vai trò chính trong sinh kế của người nghèo và cung cấp việc làm cho 60% dân số lao động ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tiềm năng to lớn của lĩnh vực nông nghiệp trong việc giảm bớt đói nghèo đã bị suy giảm chính sách vĩ mô "thiếu thân thiện với nông nghiệp" dẫn tới tỉ lệ lãi suất, lạm phát ở mức cao, hay thay đổi trong thập niên 80 và xói mòn các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Các chính sách tín dụng cho nông nghiệp không được thực thi xứng đáng dẫn tới sự thiếu đầu tư vào tưới tiêu đất và cơ sở hạ tầng nông nghiệp...

Viện trợ phát triển chính phủ (ODA) cũng thể hiện sự thiên lệch tương tự. Giữa 1983-1987 và 1998-2000, ODA cho nông nghiệp giảm 57% trung bình năm xuống còn 5,1 tỉ USD. Nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á cho nông nghiệp cũng theo xu thế giảm.

Kết quả là, tăng trưởng và sản lượng nông nghiệp giảm sút. Bên cạnh đó, sự sụt giảm tỉ lệ người nghèo trong khu vực cũng bắt đầu chậm dần vào cuối thập niên 80. Các nhà phân tích cho hay, vai trò của nông nghiệp trong tạo ra việc làm đang bị thu nhỏ ở một vài tiểu khu vực. Ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương ngày càng có ít việc làm mới tạo ra từ nông nghiệp.

Ví dụ như ở Trung Quốc, tỉ lệ nghèo đói giảm xuống còn một nửa trong nửa đầu thập niên 80 khi nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Chúng ta cần đem mẫu hình này ra để luôn nhắc nhở bản thân. Khi phát triển nông nghiệp ở vị trí cao trong lịch trình phát triển đất nước, thì tỉ lệ người nghèo cũng nhanh chóng sụt giảm. Điều này có thể thấy rõ ràng tại Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh và nhiều quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương khác.

Việc sao nhãng nông nghiệp đã tạo ra áp lực to lớn với người nông dân. Diện tích gieo trồng bị thu hẹp, giá cả đầu vào cao, giá thị trường thấp với các sản phẩm nông nghiệp đã đẩy họ vào chu kỳ của thu nhập thấp và đình trệ.

Những sụt giảm lớn trong dịch vụ công điển hình trong thủy lợi và dịch vụ mở rộng nông nghiệp, đã góp phần đẩy tình trạng trên thêm tồi tệ. Những bức tranh tối màu ở khu vực nông thôn được phản ánh qua tình cảnh thiếu nợ và tự vẫn của người nông dân ở nhiều quốc gia. Con số thống kê là một thảm kịch, chỉ tính riêng ở Ấn Độ, khoảng 87.000 nông dân đã tự sát từ 2001-2005.

Trừ phi vấn đề sao nhãng nông nghiệp được bàn tới, thì tình hình xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội mới thực sự đạt hiệu quả trong khu vực. Nếu không, nó sẽ hủy hoại viễn cảnh kinh tế và ổn định xã hội.

Thăm dò Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2008 cho thấy, cải thiện năng suất lao động nông nghiệp có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình giảm nghèo.

Ví dụ, việc tăng năng suất lao động trung bình trong nông nghiệp ở Thái Lan có thể đưa 218 triệu người ra khỏi đói nghèo. Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia còn được lợi hơn rất nhiều.

Lợi ích to lớn trong việc giảm nghèo cũng có thể được thực hiện thông qua quá trình tự do hóa trong giao dịch nông nghiệp thương mại toàn cầu, với khả năng đưa 48 triệu người khác thoát nghèo. Các nghiên cứu cho thấy, gia tăng năng suất nông nghiệp cũng sẽ làm giảm đáng kể sự phân cấp bất công bằng trong xã hội.

Nếu cần lý do nhiều hơn để tập trung vào nông nghiệp, chúng ta hãy nhìn vào thực trạng tăng giá lương thực hiện nay. Với nhu cầu nhiên liệu sinh học không ngừng gia tăng, châu Á - Thái Bình Dương cần có các nỗ lực khôi phục nông nghiệp, gia tăng sản xuất lương thực và chấm dứt tăng giá lương thực trong tương lai.

Thăm dò của ESCAP cho thấy, chiến lược về kinh tế nông nghiệp, xã hội và phương diện sinh thái được đặt đúng vị trí trong vài trò giảm nghèo và xóa bỏ bất công bằng trong xã hội chính là con đường phía trước.

Nói một cách đơn giản, nông nghiệp cần cuộc cách mạng khác. Tăng năng suất nông nghiệp cần được coi là trung tâm của cuộc cách mạng này. Điều cốt yếu của năng suất nông nghiệp chính là cải thiện đầu tư trong nghiên cứu và phát triển, mở rộng dịch vụ, chú trọng thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, giáo dục con người, cải thiện hệ thống sở hữu đất...

Nông thôn nghèo cần được kết nối tốt hơn với thành phố và thị trường. Chính sách vĩ mô, đầu tư tín dụng và bảo hiểm mùa màng cần hướng tới sự thân thiện với nông dân. Một thị trường định hướng tập trung vào chất lượng và quy chuẩn là một phần của chiến lược này. Về ngắn hạn, nông nghiệp cần được xem là một lĩnh vực tạo ra giá trị cao, đa dạng, thị trường chứ không phải là nơi làm từ thiện.

Do hạn chế về tự nhiên, chỉ riêng nông nghiệp không thể đem 641 triệu người trong khu vực thoát nghèo. Vì thế, cần có sự chuyển dịch dần dần từ nông nghiệp để bổ sung vào việc cải thiện năng suất, như cho phép người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, có những kỹ năng và cơ hội tiếp cận với thị trường lao động, thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn...

Lĩnh vực nông nghiệp của khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Không có chính sách chính trị can thiệp, lĩnh vực này khó có thể hồi sinh. Các chính phủ hiện đang có cơ hội giúp đỡ hơn 200 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, và cơ hội này không thể bị bỏ lỡ.

  • Kỳ Thư (Theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,