221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1055197
Thủ tướng Anh hối hả vượt Đại Tây dương thăm Mỹ
1
Article
null
Thủ tướng Anh hối hả vượt Đại Tây dương thăm Mỹ
,

Thủ tướng Anh Gordon Brown đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ chính thức hôm 16/4 và đối với người Anh chuyến thăm này dường như bị lu mờ bởi sự hiện diện của Giáo hoàng Benedict XVI ở Mỹ.

c
Thủ tướng Anh.

Phản ánh vị thế chính trị không mấy sáng sủa hiện nay của ông Brown, các tờ báo Anh đã đưa ra những so sánh chua cay và không có lợi giữa chuyến thăm Mỹ ba ngày của vị thủ tướng này và chuyến thăm được báo giới Mỹ quan tâm sát sao của Giáo hoàng.

Giải thích về sự chồng lấn này, một quan chức Anh cho biết những người lên kế hoạch cho chuyến vượt Đại Tây dương của ông Brown không biết chuyến đi sẽ trùng với chuyến thăm của Giáo hoàng. Khi họ phát hiện ra thì đã quá muộn, không thể thay đổi lịch trình của ông Brown - chuyến thăm Mỹ lần thứ hai kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng hồi tháng 6/2007.

Trong khi ở Mỹ, ông Brown dự định thảo luận một loạt vấn đề, từ các vấn đề châu Phi cho tới tình hình ở Iraq và Afghanistan. Mặc dù các quan chức Anh đã nỗ lực giảm nhẹ những bất đồng giữa Anh và Mỹ về Iraq song nỗ lực giảm quân Anh tại Basra của ông Brown và việc ông tránh xa một cuộc chiến mà đã đẩy người tiền nhiệm Blair khỏi chiếc ghế quyền lực đã góp phần vào sự nguội lạnh trong quan hệ Anh - Mỹ.

Ông Brown đã tuyên bố kế hoạch giảm một nửa binh sĩ Anh tại Iraq xuống còn 2.500 lính, khiến chính quyền Bush phật lòng. Việc Anh rút quân diễn ra khi 30.000 lính Mỹ tăng viện đang cố giành lại quyền kiểm soát miền Trung và miền Bắc Iraq, đồng thời bỏ lại Basra cho các nhóm chiến binh Shiite và mafia hoành hành. Với việc ra lệnh rút quân vài tuần trước khi có thể diễn ra cuộc tổng tuyển cử, ông Brown đã bị cáo buộc là kẻ cơ hội chính trị.

Giờ đây, ông Brown dường như đang hướng về Mỹ để tìm cách khôi phục uy tín chính trị đang xuống thấp của ông ở trong nước. Bị cáo buộc sai lầm về mọi thứ, từ thuế thu nhập đối với các công nhân lương thấp cho tới việc giải quyết bất đồng về Olympics Bắc Kinh, ông Brown dự định gặp gỡ ba ứng viên tổng thống Mỹ vào hôm nay (17/4) tại Washington. Và giống như ông Blair, ông hy vọng trở thành cầu nối giữa Mỹ và châu Âu, khi một vị tổng thống mới của Mỹ tiếp quản Nhà Trắng.

Ông Brown đang cạnh tranh với Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Silvio Belusconi mới đắc cử của Italia để giành danh hiệu người bạn tốt nhất của Mỹ ở châu Âu. Và dường như ông thực sự muốn tái xây dựng quan hệ của Anh với Mỹ. "Tôi cảm thấy tôi có thể đưa châu Âu và Mỹ xích lại gần nhau hơn trong tương lai. Điều đó sẽ có lợi cho tất cả chúng ta", ông Brown nói với CBS News.

Về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông Brown - Bộ trưởng Tài chính Anh trong 10 năm cầm quyền của Tony Blair - dự định gặp gỡ với một loạt quan chức Mỹ, trong đó có các chủ ngân hàng ở phố Wall, ông Bush, và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Ben Bernanke. Anh đối mặt với nhiều vấn đề tương tự mà đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, chẳng hạn như giá bất động sản giảm, tăng trưởng ì ạch, giá lương thực và năng lượng tăng cao, cũng như thắt chặt tín dụng. Hôm 15/4, Ngân hàng Trung ương Anh đã nhất trí bơm khoảng 29 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng nước này.

Uy tín của ông Brown bắt đầu lung lay khi cuộc khủng hoảng tín dụng khiến phe đối lập cáo buộc chính phủ điều hành không tốt. Một số nghị sĩ của Công đảng đã bắt đầu bóng gió về việc thay thế ông Brown. Khi lên làm thủ tướng, ông luôn khẳng định sự lãnh đạo của ông là một nguồn thịnh vượng và ổn định cho nước Anh.

  • Minh Sơn (theo IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,