221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1054241
Toàn cảnh khủng hoảng lương thực thế giới
1
Article
null
Toàn cảnh khủng hoảng lương thực thế giới
,

- Từ đầu năm tới nay, các tổ chức quốc tế như FAO, IMF, WB đã đưa ra nhiều nhận định về tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu và những hệ lụy đối với các nước nghèo. Mặc dù thời điểm công bố khác nhau, nhưng bức tranh lương thực thế giới được các bản báo cáo mô tả, đều mang cùng một màu ảm đạm.

Việc giá cả leo thang đã gây ra các cuộc biểu tình và bạo động ở nhiều quốc gia, trong đó có Ai Cập, Bờ biển Ngà, Ethiopia, Philippines và Indonesia. Tại Haiti, các cuộc biểu tình tuần trước đã biến thành bạo lực, khiến năm người chết và chính phủ sụp đổ. Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Ai Cập đã hạn chế xuất khẩu gạo. Các nước nhập khẩu như Bangladesh, Philippines và Afghanistan đã và đang bị ảnh hưởng mạnh. 

2008: Năm của khủng hoảng lương thực toàn cầu

 

Đó là bộ mặt mới của thiếu đói. Một cơn bão hoàn hảo của khan hiếm lương thực, ấm nóng toàn cầu, giá dầu leo thang, bùng nổ dân số đẩy loài người vào một cơn khủng hoảng lớn nhất của thế kỷ 21 bằng cách làm tăng giá lương thực, gia tăng số người nghèo đói từ nông thôn tới thành phố.

Nigeria: Đói ăn, con trẻ cũng tha phương cầu thực

 

Khi cánh cổng ở một trung tâm cứu đói tại Kano, phía bắc Nigeria bật mở, những người nghèo từ phía ngoài như dòng lũ tràn vào bên trong, hy vọng kiếm được chút lương thực qua ngày.

Thế giới "đói’’, nông dân Nhật thừa gạo mà không bán được

 

Khi cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra, nông dân Nhật Bản vẫn sống trong một thế giới khác biệt và xa lạ.

Cuộc vật lộn để giành miếng ăn ở Trung Quốc, Ấn Độ

  Với số dân khổng lồ, Trung Quốc và Ấn Độ đang sử dụng một nguồn lương thực vô cùng lớn trên thị trường thế giới. Họ đang hướng ra nước ngoài khi ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc cung cấp lương thực cho chính người dân trong nước.

"Khủng hoảng lương thực là hậu quả của 20 năm sai lầm"

 

Cố vấn mới về lương thực của LHQ tuyên bố, cuộc khủng hoảng lương thực đang xảy ra trên toàn cầu là do các chính sách sai lầm của các cường quốc trong suốt hai thập niên qua.

Giá dầu, lương thực tăng che mờ những ’’đại gia’’ kinh tế

  Khi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau một cách thường xuyên hơn để thảo luận về tình hình giá dầu, lương thực gia tăng, thì vẫn chưa có một ’’phép màu’’ nào được thực hiện để nhanh chóng kiềm chế giá.

Tổng thống Mỹ đề xuất 770 triệu USD viện trợ lương thực

 

Tổng thống Bush hôm 1/5 đã kêu gọi quốc hội thông qua 770 triệu USD nhằm giúp giảm nhẹ tác động của giá lương thực tăng vọt hiện nay trên thế giới - cuộc khủng hoảng đang làm gia tăng bất ổn xã hội tại nhiều quốc gia.

LHQ lập lực lượng đặc nhiệm chống khủng hoảng lương thực

 

Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm 29/4 tuyên bố LHQ sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống khủng hoảng lương thực đang lan khắp toàn cầu.

Khủng hoảng lương thực toàn cầu: Giải quyết thế nào?

 

Kinh tế thế giới đã tồn tại quá nhiều vấn đề, nhưng có lẽ không có áp lực nào lớn hơn những gì đang xảy ra với giá lương thực.

TQ: Hỗ trợ tài chính cho nông dân gia tăng sản xuất
  Đối mặt với tình trạng giá lương thực leo thang trên toàn thế giới, đảm bảo của chính phủ trung ương Trung Quốc nhằm ổn định nguồn cung cấp trên cơ sở dự trữ dồi dào là điều cốt yếu để giữ giá lúa gạo nội địa trong tầm kiểm soát tại thời điểm này.
Thời gạo thành vàng
  Chỉ vài tháng trước đây, Booncherd Leekasem không bao giờ nghĩ tới có lúc phải đi sau con trâu cái cày trên một cánh đồng lúa. Là một người đứng đầu Khao Ngam ở miền trung Thái Lan, ông thường tham dự các việc được coi trọng hơn như tổ chức hội làng...
Chính phủ Singapore cung cấp địa chỉ ăn rẻ thời bão giá
  Chính phủ Singapore đang quảng cáo cho các quầy bán đồ ăn 2 đôla Sing/bữa  (1,47 USD) nhằm giúp người dân đối phó với giá tiêu dùng tăng cao trong vòng 3 thập niên.
"Giá lương thực tăng là khủng hoảng toàn cầu"
04.jpg   Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cuối tuần này tuyên bố, giá lương thực tăng vọt đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu và tổ chức này cùng các thành viên cộng đồng quốc tế rất lo ngại, cần có hành động tức thì.
Tăng giá lương thực: Người giàu cũng khóc
  Lần đầu tiên ở Mỹ, giá gạo đã tăng trên 25 USD khi Inc’s Sam’s Club do Wal-Mart điều hành đã quyết định hạn chế lượng mua một số loại gạo.
Nhật hỗ trợ 100 triệu USD giải quyết khủng hoảng lương thực
  Nhật tuyên bố sẽ đóng góp 100 triệu USD cho việc hỗ trợ khẩn cấp các quốc gia nghèo để đối phó với tình trạng giá lương thực leo thang, phát ngôn viên chính phủ Nobutaka Machimura cho biết.
Người nước ngoài ở Trung Quốc cũng khổ vì giá
  Mỳ ống, bánh ngô, cá thịt hộp, các sản phẩm sữa, rau nhập khẩu và hoa quả… là những sản phẩm chủ yếu phục vụ cho người nước ngoài sống tại Trung Quốc.
Philippines: Ruộng đồng bị bỏ hoang, nông dân rời làng ra phố
  Khi Philippines phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều năm nay, thì rất nhiều nông dân ở chính khu vực cấy trồng đã từ bỏ ruộng đồng, đến với các nghề có thu nhập hấp dẫn hơn.
Bão giá lương thực "thổi bay" những người nghèo nhất thế giới
  Các chuyên gia phân tích cho rằng, giá lương thực thế giới sẽ tăng hơn nữa và có thể tạo nên làn sóng phá huỷ cuộc sống của những người nghèo nhất thế giới - những người chi dùng hơn một nửa thu nhập hàng ngày cho lương thực.

ASEAN nhất trí hợp tác về an ninh lương thực

 

Bộ trưởng Thương mại Malaysia hôm 3/5 cho biết, tại cuộc họp ở Bali, các quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí sẽ hợp tác nhằm bảo đảm an ninh cho thị trường gạo trước tình trạng giá lương thực leo thang khắp khu vực.

Nhật: không thiếu gạo, chỉ thiếu bơ

 

Tính đến thời điểm này, Nhật đã thoát khỏi tình trạng thiếu gạo đang làm những quốc gia khác lao đao. Tuy nhiên, nước này lại thiếu một sản phẩm lương thực khác, đó là bơ.

Ngân hàng châu Á cảnh báo khủng hoảng lương thực

 

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng giá lương thực có thể làm đảo lộn những thành tựu đã đạt được trong cuộc chiến giảm nghèo ở khắp châu lục.

Giá gạo lên đỉnh mới ở Mỹ
  Vài tuần gần đây, giá gạo đã tăng đáng kể ở khắp nước Mỹ bất chấp dự báo của chính phủ là giá lương thực sẽ chỉ tăng 3,5%- 4,5% trong năm nay.
Nguồn gốc khủng hoảng lương thực ở châu Á
  Các chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng luơng thực tại châu Á xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có cả sai lầm trong việc hoạch định chính sách nông nghiệp.
Giá gạo châu Á lập kỷ lục mới
  Giá gạo đang ở đỉnh cao mới trong giao dịch tại châu Á giữa lúc có nhiều quan ngại xung quanh các lệnh cấm xuất khẩu của một số nhà sản xuất chính sẽ làm nhu cầu bị ảnh hưởng.
Các nước hối hả chống khủng hoảng lương thực
  Những hồi chuông báo động đã vang lên khắp nơi trên thế giới về bóng ma của một cuộc khủng hoảng lương thực.
LHQ: Khủng hoảng lương thực đe dọa 100 triệu người
  Giá thực phẩm tăng đã tạo ra một "trận sóng thần thầm lặng", đe dọa 100 triệu người, Liên Hợp Quốc hôm 22/4 cho biết. Tuy nhiên, tới giờ, vẫn có nhiều quan điểm khác biệt về cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng này.
Mỹ Latin cảnh báo tác động sản xuất nhiên liệu sinh học
  Lãnh đạo hai nước Mỹ Latin đã cảnh báo về những ảnh hưởng của việc sản xuất nhiên liệu sinh học với cung cấp lương thực.
Thái Lan bị hạn hán, giá gạo có nguy cơ tăng thêm
  Hiện 55 trong số 76 tỉnh, thành của Thái Lan, vựa lúa trong vùng, đang hứng chịu hạn hán, điều này càng làm tăng lo ngại giá gạo sẽ tăng, chính phủ Thái hôm 21/4 cho hay.
LHQ kêu gọi khẩn cấp tăng sản lượng lương thực
  Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm 20/4 đã cảnh báo thế giới phải khẩn cấp tăng sản lượng lương thực và cam kết thành lập một lực lượng đặc nhiệm để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực đang đe dọa làm các nước đang phát triển mất ổn định.
ADB đề xuất trợ giúp giá lương thực
  Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề nghị hỗ trợ các quốc gia đang đối mặt với những tác động của việc tăng giá lương thực.
Sao lãng nông nghiệp dẫn tới đói nghèo ở châu Á
  Trong thập niên trước, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trưởng ở mức trung bình trên 7%. Song, vẫn có tới 641 triệu người nghèo nhất thế giới - chiếm gần 2/3 tổng số trên toàn cầu - sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu cơ và tăng giá lương thực
  Tâm điểm các cuộc họp hồi cuối tuần trước của IMF và WB là vấn đề thiếu thốn và tăng giá lương thực thế giới, một thực tế đáng lo ngại trước thực trạng cuộc khủng hoảng tín dụng đang lan rộng và các bộ trưởng tài chính phương Tây ngày càng chịu nhiều sức ép.
Khủng hoảng lương thực đe dọa cả những nước giàu
  Tuần trước, cuộc khủng hoảng lương thực đầu tiên trong thế kỷ XXI đã làm lung lay Chính phủ của một quốc gia trên thế giới.
LHQ cảnh báo khủng hoảng lương thực ở Triều Tiên
TT.jpg   Chương trình lương thực thế giới (WFP) hôm 16/4 đã cảnh báo rằng không còn nhiều thời gian để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo ở Triều Tiên do tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng ở quốc gia này.
Đổi con lấy gạo tại Afghanistan
  Ở phía bắc Afghanistan, có những bậc cha mẹ vì nghèo và đói, đã buộc phải gả bán con gái mình cho dù các em còn ít tuổi.
LHQ kêu gọi làm cách mạng nông nghiệp
  Liên hợp quốc (LHQ) đã lên tiếng kêu gọi thay đổi cấp bách phương thức sản xuất lương thực trong bối cảnh giá lương thực tăng mạnh đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo.
Giá thực phẩm tăng sẽ đẩy Đông Âu trở lại đói nghèo
 02.jpg   Thực phẩm đắt đỏ và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm có thể sẽ đẩy nhiều quốc gia Đông Âu như Bulgaria trở lại tình trạng đói nghèo.
Vì sao giá lương thực thế giới leo thang?
 03.jpg   Giá lúa mỳ, gạo và ngô đã tăng gần gấp đôi trong năm qua. Nhưng không chỉ những mặt hàng nông sản đó tăng giá trên thị trường quốc tế.
WB cảnh báo về hậu quả giá lương thực tăng cao
    Người đứng đầu Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick hôm 13/4 đã cảnh báo giá lương thực tăng nhanh có thể đẩy 100 triệu người vào cảnh đói nghèo. Cảnh báo này được đưa ra sau khi lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lo ngại rằng hàng trăm nghìn người có nguy cơ chết đói.
"Nhiên liệu sinh học đẩy giá lương thực tăng"
04.jpg   Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick đánh giá, nhu cầu đối với ethanol và các loại nhiên liệu sinh học khác là một trong những yếu tố chính đẩy giá lương thực lên cao trên quy mô toàn thế giới.
Thiếu lương thực - dấu hiệu báo bão
    Thế giới có thể phải đương đầu với một vụ thu hoạch thất bát bên cạnh một cuộc khủng hoảng lương thực đang tồn tại trong thực tế. Thị trường hoảng loạn mới thực sự chỉ bắt đầu.
LHQ cảnh báo bạo loạn tăng do thiếu lương thực
  Một quan chức hàng đầu của Liên Hợp quốc (LHQ) cảnh báo, giá lương thực tăng mạnh có thể gây nên tình trạng hỗn loạn và bất ổn chính trị trên khắp thế giới.
Thế giới "đói" gạo
    Bài viết "Giá gạo ở mức cao, gây lo ngại bất ổn ở châu Á" đăng trên New York Times mới đây, sẽ là một lời cảnh báo sớm về một vấn đề kinh tế lớn lao đang lặng lẽ tới bên chúng ta.
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,