221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1052953
Thiếu lương thực - dấu hiệu báo bão
1
Article
null
Thiếu lương thực - dấu hiệu báo bão
,

Thế giới có thể phải đương đầu với một vụ thu hoạch thất bát bên cạnh một cuộc khủng hoảng lương thực đang tồn tại trong thực tế. Thị trường hoảng loạn mới thực sự chỉ bắt đầu.

a

Xếp hàng chờ lương thực viện trợ (Ảnh: AP)

Bức tranh dự báo ảm đạm

Khi tất cả diễn ra tốt đẹp, cả bang Kerala phía tây nam Ấn Độ với những cánh đồng lúa bạt ngàn bước vào vụ thu hoạch đầu tháng 6 và hứa hẹn một mùa màng bội thu. Từ đây, gió mùa hè với nhiều hơi ẩm sẽ tưới mát cho những cánh đồng cung cấp lương thực cho 1,1 tỉ người trước khi tới Himalayas trong tháng 8. Dự báo quá trình khí tượng học phức tạp này luôn luôn là một nỗi ám ảnh với Ấn Độ, nhưng năm nay, không chỉ có riêng nước Ấn Độ mà cả thế giới cũng đang thận trọng theo dõi.

Những đổi thay trong chu kỳ gió mùa có thể khiến tổng sản lượng lúa thu hoạch của nước này giảm tới 20%, gây ra khả năng thiếu chừng 30 triệu tấn lương thực. Trong vụ thu hoạch trước, năm 2002, Ấn Độ bắt đầu phải cân nhắc đến khả năng thiếu lương thực dự trữ. Usha Tuteja, một nhà kinh tế học nông nghiệp tại Đại học Delhi, nói: "Hiện, chúng tôi còn không đủ cả lượng dự trữ phòng bị cho một năm mất mùa’’.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với tình trạng nguy hiểm này hiện nay. Những cơn bão lớn tại Philippines hay Bangladesh, dịch bệnh gia cầm gia súc bùng phát ở Việt Nam, lụt lội kéo dài ở sông Dương Tử (Trung Quốc) giống hồi những năm 90 lại càng làm tăng sức ép với việc dự trữ lương thực toàn cầu. Thị trường toàn cầu đang phải tìm cách đối phó trước một cơn chấn động lương thực nếu sắp xảy ra.

Trong vài tháng gần đây, giá hàng hóa các sản phẩm gạo, bột mỳ và ngũ cốc tăng 50% hoặc hơn thế, đẩy giá bán lẻ lên mức chung chưa từng có trong tiền lệ và khiến các quốc gia xuất khẩu gạo buộc phải kiềm chế hoặc tạm dừng việc xuất khẩu để đối phó với tình trạng lạm phát trong nước. Vào ngày 20/3, Chương trình Lương thực Thế giới đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về việc tăng cường quỹ giữ mức viện trợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Và tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick đã thúc giục hành động cấp bách toàn cầu với những nước giàu bởi ’’ngày càng có nhiều người thiếu ăn hoặc chết đói’’.

Đi tìm nguyên nhân

Các chuyên gia đưa ra nhiều nhân tố cho những biến động về lương thực hiện nay. Mùa màng kém sản lượng ở châu Âu từ năm 2005, Australia tiếp tục khô hạn, nhu cầu tăng vọt về nhiên liệu sinh học để phản ứng với việc giá dầu ở mức 100 USD/thùng, sự phát triển mạnh mẽ của hai quốc gia khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ khiến đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, khí hậu thay đổi và sự sụt giảm trong đầu tư nông nghiệp trong GDP của thế giới... Điều này có thể lý giải vì sao an ninh lương thực lại là vấn đề tâm điểm từ Tokyo tới Abidjan. "Chúng ta đang trả giá cho sự tự mãn’’, nhà sinh vật học Robert Zeigler - phụ trách Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế tại Philippines, cho biết.

Một cuộc khủng hoảng ở trước mắt. Khi các chính phủ có lúa gạo thặng dư đang thắt chặt việc xuất khẩu để phục vụ cho dự trữ, thì những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực lại phải vật lộn để đảm bảo lượng cung cấp. Một phần từ đầu cơ, thị trường hàng hóa giá gạo, lúa mỳ và ngũ cốc đã tăng trên 50% kể từ giữa năm 2007.

Vấn đề thực tế bắt đầu từ nguồn cung. Nhưng cũng có chuyên gia phân tích đổ lỗi cho một số chính phủ ngăn chặn dòng chảy lương thực, giới đầu cơ làm tăng giá gạo, và người tiêu dùng thì quan ngại trước sự tăng giá đã tính tới việc mua 10 bao gạo thay vì một bao tại thị trường địa phương... Tất cả đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn vốn có. Khi vào tháng trước, Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ đưa ra ’’kêu gọi khẩn cấp’’ về việc nạp chừng 500 triệu USD cho ngân quỹ viện trợ, vị giám đốc điều hành của Chương trình, Josette Sheeran, nói, đây là lần đầu tiên họ đưa ra kêu gọi khẩn cấp này bởi ’’thị trường phát sinh khủng hoảng’’.

Không may là phản ứng của chính phủ lại khiến thị trường trở nên tồi tệ hơn. Richard Barichello, một nhà kinh tế học tại Đại học British Columbia, bình luận, những biện pháp kiểm soát mới vào thị trường xuất khẩu hiện nay của một số nước là không hợp lý, có thể dẫn tới sự gia tăng đầu cơ trên thị trường chợ đen, và làm giảm động cơ để nông dân gia tăng sản lượng.

Vấn đề cơ bản với cung cấp lương thực toàn cầu là rõ ràng. Sau những thay đổi đột biến vào thập niên 70 do ứng dụng công nghệ khoa học trong nông nghiệp trong cuộc Cách mạng Xanh, sản lượng thu hoạch hiện nay chỉ tăng chưa đầy 1%/năm, bằng một nửa nhu cầu gia tăng lương thực hàng năm trênn thế giới và không theo kịp tốc độ gia tăng dân số toàn cầu, hiện là 1,3%. Vấn đề này chưa hiện diện tới năm 2000, khi mùa màng ở các nước châu Á thất bát và nhu cầu tiêu dùng lương thực tăng vọt, khiến dự trữ lương thực toàn cầu giảm tới 37% - xóa bỏ tình trạng thặng dư lương thực dồi dào tồn tại trong cả một thập niên.

Khủng hoảng trước mặt

Tình trạng thiếu lương thực hiện nay đẩy các quốc gia nghèo vào cảnh mất cân đối. Ở những nước có thu nhập theo đầu người thấp, lương thực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi dùng gia đình - trên 80% so với 15% trung bình trong các gia đình tại Mỹ và châu Âu.

Trên danh sách các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cơn chấn động lương thực của LHQ (căn cứ theo nhu cầu nhập khẩu lương thực), Indonesia, Philippines và Bangladesh đứng đầu tiên, thứ hai và thứ tư. Trung Quốc và Ấn Độ cũng lọt vào top 10 do dân số khổng lồ ở các vùng nông thôn nghèo. Và khi giá gạo bị đẩy ở mức cao hơn, thì ’’ngày càng có nhiều người buộc phải thắt lưng buộc bụng’’, nhà môi trường học Lester Brown - người sáng lập và Chủ tịch Học viện Chính sách Địa cầu tại Washington, nhấn mạnh. "Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cũng là những người ở những bậc cuối cùng của nấc thang kinh tế toàn cầu’’.

LHQ đã đưa ra cái gọi là ’’các quốc gia thu nhập thấp bị thiếu hụt lương thực’’. Hầu hết ở châu Phi gồm Congo, Sudan và Kenya. Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Nông Lương LHQ, những quốc gia này sẽ nhập khẩu ngũ cốc ít hơn 2% trong giai đoạn 2007-2008 nhưng phải trả nhiều hơn 35% cho khoản mua lương thực ’’ở năm thứ hai liên tiếp’’. Nếu Chương trình Lương thực Thế giới không nhận được khoản tiền trợ giúp khẩn cấp vào ngày 1/5, họ có thể buộc phải cắt giảm lượng viện trợ cho 73 triệu người.

Cuộc khủng hoảng lương thực đã đặt vấn đề phát triển nông thôn lên tâm điểm chương trình nghị sự toàn cầu. "Chúng ta đã để mất 15 năm sao nhãng nghiên cứu, phát triển công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng vào nông nghiệp’’, Zeigler, người ủng hộ một cuộc Cách mạng Xanh thứ hai nhằm thúc đẩy sản lượng lương thực, nói. Trong bài phát biểu tại Washington tuần trước, Zoellick đã kêu gọi một ’’Thỏa thuận mới về Chính sách Lương thực toàn cầu’’ và cho rằng, ngân hàng cần tăng gấp đôi khoản cho vay để phát triển nông nghiệp ở châu Phi. Vấn đề thiếu lương thực sẽ là chủ đề bàn thảo tại cuộc họp của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tuần này ở Washington.

Các quốc gia nghèo hiện nay bị ảnh hưởng không chỉ vì lương thực không sẵn có mà còn bởi họ không thể cung cấp nó. "Nếu một nước như Ấn Độ, sự thay đổi gió mùa hay xảy ra cuộc khủng hoảng nào trong nông nghiệp, thì tình hình lương thực toàn cầu sẽ trở nên rất, rất nguy hiểm’’, Devinder Sharma, một nhà phân tích nông nghiệp tại New Delhi, nhấn mạnh. Điều này lý giải vì sao, chu kỳ gió mùa lại được quan sát và theo dõi chặt chẽ tại Kerala năm nay.

  • Kỳ Thư (Theo Newsweek)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,