221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1051479
Cuộc gặp cuối cùng Bush-Putin: Nửa thành công, nửa thất bại
1
Article
null
Cuộc gặp cuối cùng Bush-Putin: Nửa thành công, nửa thất bại
,

Hôm 6/4, Tổng thống Bush và Tổng thống Putin đã không giải quyết được bất đồng về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. Tuy nhiên, hai lãnh đạo đã nhất trí về một "thỏa thuận chiến lược" định hướng quan hệ tương lai Nga-Mỹ.

c
Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ gặp nhau tại Sochi (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp báo chung tại khu nghỉ mát Sochi trên bờ biển Đen sau các cuộc hội đàm, hai lãnh đạo cho biết họ đã nhất trí tăng cường đối thoại.

Ông Putin nói rằng phía Mỹ đã nghe thấy những mối quan ngại của chúng ta’’. Ông đã mô tả mối quan hệ tám năm với ông Bush ’’phần lớn là tích cực’’ mặc dù đôi lúc có bất đồng.

Vẫn bất đồng

’’Thỉnh thoảng rất khó xây dựng sự đối thoại. Nga và Mỹ vẫn có những bất đồng sâu sắc về các vấn đề nhất định. Việc tìm kiếm tiếng nói chung là không dễ dàng’’, ông Putin nói. Những bất đồng này là việc Nato mở rộng về phía đông, lá chắn tên lửa Mỹ ở Đông Âu, và các vấn đề như Iran, Kosovo...

Ông Putin tuyên bố ông vẫn phản đối kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. ’’Lập trường của chúng tôi về kế hoạch lá chắn tên lửa Mỹ vẫn không thay đổi’’, ông Putin nói. Nga coi kế hoạch này là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh Nga và đã bác bỏ những đảm bảo của Washington rằng hệ thống tên lửa đó nhằm chống lại Iran và các nước Trung Đông khác.

Xem xét kế hoạch lá chắn chung

Tuy nhiên, ông Putin nói thêm rằng ông lạc quan một cách thận trọng rằng Mỹ và Nga sẽ tìm ra cách thức hợp tác về phòng thủ tên lửa và ’’đã có những sự tiến triển tích cực’’. Theo ông, sự hợp tác về kế hoạch đó là ’’bảo đảm tốt nhất’’ về an ninh cho các bên liên quan.

’’Hôm nay chúng tôi đã nhất trí rằng Mỹ và Nga muốn tạo ra một hệ thống để chống lại các mối đe dọa tên lửa tiềm năng mà trong đó Mỹ, Nga và châu Âu sẽ tham gia như các đối tác bình đẳng. Đây là một tầm nhìn chiến lược mạnh và quan trọng’’, ông Bush nói. Ông nói thêm rằng các biện pháp đảm bảo sự minh bạch và xây dựng lòng tin sẽ giải quyết được những lo ngại của Nga.

Tổng thống Bush tái khẳng định hệ thống tên lửa phòng thủ mà Mỹ dự định đặt ở Đông Âu là phòng thủ chứ không phải tấn công. Hệ thống này không nhằm vào Nga và mọi người phải chấp nhận rằng Chiến tranh lạnh đã kết thúc. Ông thừa nhận Mỹ cần phải làm nhiều việc để thuyết phục rằng các tên lửa này không nhằm vào Nga.

Ông Bush đã đổ lỗi cho suy nghĩ kiểu Chiến tranh lạnh của một số người ở cả Nga và Mỹ đã làm cho hai bên khó khăn hơn trong việc đạt được thỏa thuận về phòng thủ tên lửa. ’’Chúng tôi đã dành nhiều thời gian trong mối quan hệ của chúng tôi nỗ để nỗ lực loại bỏ Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lãnh đã kết thúc’’, ông Bush nói.

Tiếp tục hợp tác

Ông Bush nói rằng ông ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và ủng hộ việc bãi bỏ đạo luật Jackson-Vanik mà cột chặt quan hệ thương mại với các vấn đề nhân quyền.

Ông Bush cũng cho biết ông hy vọng tiếp tục xây dựng các mối quan hệ giữa Washington và Moscow. Ông đã nói với ông Putin rằng Mỹ muốn tiếp tục hợp tác với người kế nhiệm Dmitry Medvedev của ông Putin.

Khi được hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của Nga sau khi ông từ chức tổng thống Nga vào ngày 7/5 tới và trở thành thủ tướng, ông hay ông Medvedev, ông Putin đáp lại rằng ông Medvedev sẽ quyết định chính sách đối ngoại và sẽ đại diện cho Nga tại hội nghị nhóm G8 trong năm 2008.

Trong tuyên bố chung, ông Bush và ông Putin nói rằng ’’Phía Nga đã nói rõ rằng Nga không nhất trí với quyết định của Mỹ đặt các căn cứ tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và radar ở CH Séc để xây dựng lá chắn bảo vệ châu Âu. Và Nga đã nhắc lại các đề xuất thay thế.... Moscow đánh giá cao việc Mỹ đã lắng nghe những quan ngại của Nga và hai bên đã nhất trí đẩy mạnh đối thoại về các vấn đề hợp tác phòng thủ tên lửa trên cơ sở đa phương và song phương’’.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,