221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1046129
Trò chơi "mèo vờn chuột" Nga - Mỹ sắp kết thúc?
1
Article
null
Trò chơi 'mèo vờn chuột' Nga - Mỹ sắp kết thúc?
,

Mỹ đã đưa ra đề xuất bằng văn bản nhằm giảm bớt những nghi ngờ của Nga về kế hoạch lá chắn tên lửa Đông Âu. Vậy điều này có nghĩa là căng thẳng giữa Nga và Mỹ về hệ thống tên lửa gây tranh cãi trên có lẽ sẽ được giải quyết một sớm một chiều?

c
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ và Ngoại trưởng Nga (từ trái sang - AFP)
Các cuộc hội đàm tuần này tại Moscow giữa Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cùng những người đồng cấp Nga của họ diễn ra suôn sẻ hơn so với vòng đàm phán hồi tháng 10/2007. Hôm 18/3, Ngoại trưởng Nga thậm chí còn mô tả các biện pháp xây dựng lòng tin mà Mỹ đưa ra là ’’rất nghiêm túc và đáng quan tâm’’, rằng các quan chức Nga sẽ cần vài ngày để nghiên cứu các tài liệu đó.

Mặc dù các đề xuất trên vẫn được giữ bí mật song một số nguồn tin cho biết Mỹ đã đề xuất để Nga tham gia giám sát các địa điểm đặt tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và trạm radar ở CH Séc. Vẫn chưa rõ Nga sẽ được thanh sát ở mức độ nào cũng như sự hiện diện của Nga tại các địa điểm đó kéo dài bao lâu. Cũng có thông tin rằng hệ thống tên lửa này sẽ chỉ được kích hoạt nếu có bằng chứng rõ ràng về ý định thù địch của Iran. Tuy nhiên, ai sẽ quyết định việc đó? Thật khó tin rằng Mỹ sẽ nhất trí trao cho Nga ’’quyền phủ quyết’’ này.

Dù gì đi nữa, hai bên ít ra cũng đã có những xem xét về chính trị. Chuyến thăm Moscow tuần này của các quan chức Mỹ một phần là nhằm giải quyết một số căng thẳng song phương trước Hội nghị thượng đỉnh Nato vào tháng tư tới tại Bucharest, Romania. Cả Tổng thống Bush và Tổng thống Putin - hai lãnh đạo sắp mãn nhiệm - sẽ tham dự hội nghị.

Báo giới Nga cho rằng ông Putin có lẽ không muốn sử dụng hội nghị này để chỉ trích Nato bởi đây là lần xuất hiện lớn cuối cùng của ông trên trường quốc tế với tư cách là Tổng thống Nga. Còn ông Bush, không nghi ngờ gì nữa, sẽ muốn cải thiện quan hệ với Nga vì ông không muốn mang tiếng là vị tổng thống Mỹ rời Nhà Trắng trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng, và chưa giải quyết được hiệp ước kiểm soát vũ khí START. Hiệp ước này sẽ hết hiệu lực vào năm tới.

Nato cũng không muốn phải căng tai nghe những lời chỉ trích của Nga tại hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest. Cố gắng thuyết phục các thành viên nhất trí về việc triển khai quân ở Afghanistan cũng như về các mục đích tương lai của Nato đã đủ thách thức lắm rồi và họ không muốn có thêm những căng thẳng mới.

Tất cả những chi tiết trên khiến các nhà phân tích đặt ra câu hỏi liệu các cuộc đàm phán tại Moscow tuần này giữa Nga và Mỹ có phải chỉ tập trung vào hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ ở Đông Âu, hay Mỹ đang đề xuất một số nhượng bộ nào đó nhằm đổi lấy nhượng bộ của Nga về vấn đề lá chắn tên lửa. Nhượng bộ của Mỹ và Nato có thể liên quan tới vấn đề an ninh Đông-Tây khác mà Kremlin lo ngại: tại hội nghị tháng 4, liệu Grudia và Ukraine, hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, có thể được Nato nhất trí cho phép bắt đầu gia nhập khối quân sự này hay không.

Dường như cả Nga và Mỹ đang xem xét xu thế chính trị ở phía trước để tính toán thỏa hiệp vào lúc này có tốt hơn hay không, hay là họ nên ra vẻ hòa giải trong khi vẫn vờn nhau để chờ thời cơ. Moscow có thể tính toán rằng dù người kế nhiệm ông Bush là ai đi nữa thì tổng thống mới có lẽ sẽ sẵn sàng đưa ra nhiều nhượng bộ hơn so với ông Bush. Washington cũng có thể hy vọng về những khả năng đàm phán mới. Ai mà biết được. Có thể Tổng thống mới đắc cử Dmitry Medvedev sẽ nhượng bộ nhiều hơn so với ông Putin.

Cả hai giả định trên có thể không thực. Tuy nhiên, có thể cả hai bên sẽ chơi trò chơi lâu hơn và sẽ không có cuộc mặc cả lớn nào. Trong bối cảnh đó, những bất đồng hiện nay giữa Mỹ và Nga sẽ tiếp tục.

  • Minh Sơn (theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,