221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1039601
Di sản đối nội của Putin
1
Article
null
Di sản đối nội của Putin
,

Tổng thống Nga Putin sắp mãn nhiệm đã thu hút được lòng dân trong tám năm cầm quyền thông qua những chính sách đối nội tích cực. Tuy nhiên, ông cũng để lại phía sau không ít những thất bại trong chính sách này.

g
Tổng thống Putin
Thành công

-Củng cố các tổ chức nhà nước và thành lập một không gian pháp lý chung. Phục hồi trật tự hiến pháp trên toàn quốc là một trong những bước đầu tiên hướng tới việc vượt qua cuộc khủng hoảng hệ thống ở Nga.

Không gian pháp lý chung đã được phục hồi và luật pháp của các vùng được soạn thảo phù hợp với luật liên bang. Đồng thời, quyền lực của liên bang, các vùng và các cơ quan tự trị địa phương được phân định rõ ràng. Nhiều chức năng kinh tế, xã hội đã được chuyển giao cho các cấp vùng và địa phương.

-Định hướng xã hội trong chính sách đối nội. Tổng thống Putin đã theo đuổi một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ông đã mô tả phương pháp này là một ’’chính sách đầu tư vào con người, và do đó, vào tương lai của nước Nga’’. Chính sách của chính phủ đã tập trung vào việc cải thiện tiêu chuẩn sống của nhân dân Nga. Đây là mục tiêu của các dự án ưu tiên cấp quốc gia, được đưa ra trong năm 2006. Các dự án ưu tiên này bao trùm các lĩnh vực quan trọng nhất và lạc hậu nhất, chẳng hạn như chăm sóc y tế, giáo dục, nhà ở và nông nghiệp.

Các kết quả đạt được rất rõ ràng. Theo dự án y tế, hơn 40.000 thiết bị chẩn đoán và trên 13.000 xe cứu thương đã được đặt mua. Hơn 90% sản phụ đã được hưởng trợ cấp sinh con. 1,3 triệu phụ nữ và hơn 300.000 trẻ em được chăm sóc y tế miễn phí. 1,2 triệu trẻ sơ sinh đã được giám sát 5 căn bệnh bẩm sinh. 300.000 bệnh nhân được trợ giúp y tế công nghệ cao, các chiến dịch phòng ngừa và tiêm chủng đã được tiến hành trên quy mô lớn.

TIN LIÊN QUAN


-Cải thiện tình hình nhân khẩu. Xu hướng đáng báo động về tỷ lệ tử vong gia tăng và tỷ lệ sinh giảm đã bị chặn đứng trong vài năm qua. Trong năm  2007, thêm 145.000 trẻ em chào đời, tăng 10% so với năm 2005. Trong cùng thời kỳ, số ca tử vong giảm 178.800 ca. Nước Nga chưa thấy những con số như vậy trong vòng 15 năm qua.

Tình hình nhân khẩu đã được cải thiện do những cuộc cải cách về chăm sóc y tế và các biện pháp thúc đẩy tỷ lệ sinh, chẳng hạn như áp dụng chế độ trợ cấp sinh con. Trợ cấp xã hội của các gia đình có con nhỏ cũng được tăng mạnh.

-Ổn định tình hình ở Chechnya. Củng cố và cải cách quân đội. Sự tan rã của Liên bang Nga đã bị chặn đứng bằng một nỗ lực lớn. Cuộc chiến ở bắc Caucasus chấm dứt. Chủ nghĩa li khai và kẻ bảo trợ của nó - chủ nghĩa khủng bố quốc tế - đã bị giáng một đòn mạnh. CH Chechnya trở thành một thành viên chính thức của Liên bang Nga. Chechnya đã có các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống dân chủ cũng như đã thông qua một hiến pháp.

Đồng thời, cuộc xung đột ở bắc Caucasus đã bộc lộ những vấn đề nghiêm trọng trong lực lược vũ trang Nga. Nhiều vấn đề trong số đó đã được giải quyết trong vài năm qua. Quân đội đã được trang bị các khí tài hiện đại và việc cải cách quân đội đã được tiến hành sau vô số lần trì hoãn.

-Phục hồi rèn luyện thể chất và các môn thể thao. Sau nhiều năm suy giảm trong lĩnh vực này, chính phủ Nga đã tập trung vào cả các môn thể thao chuyên nghiệp cũng như các sự kiện thể thao dành cho công chúng. Chính phủ đã soạn thảo và bắt đầu thực hiện một chương trình liên bang về phát triển các môn thể thao cũng như rèn luyện thể chất trong giai đoạn 2006-2015. Chương trình này lập kế hoạch xây dựng 4.000 cơ sở thể thao, chủ yếu tại các thị trấn và làng mạc.

Thất bại

-Tham nhũng tràn lan. Các quan chức cấp cao thừa nhận rằng trong vài năm qua xã hội Nga đã thất bại trong việc tìm cách cứu chữa căn bệnh trầm trọng - tham nhũng. Đã có những nỗ lực chống tham nhũng ở Nga, chẳng hạn trong năm 2007 hơn 1.000 vụ nhận hối lộ của các quan chức cấp cao được đưa ra xét xử.

Một dự luật chống tham nhũng vẫn chưa được thông qua mặc dù đã có những cuộc tranh luận lớn về vấn đề này. Ngoài ra, luật pháp Nga thậm chí không định nghĩa tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề chính là nước Nga làm quá ít để loại bỏ những nguyên nhân của tệ tham nhũng - những thủ tục hành chính rườm rà.

-Các thủ tục tố tụng không minh bạch. Các điều kiện làm cho hệ thống tư pháp thực sự độc lập với các ngành hành pháp và lập pháp vẫn chưa được tạo ra. Các bản án trái pháp luật vẫn đang được ban hành trên cở sở những cú điện thoại hoặc vì tiền. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo việc thực thi các điều khoản của hiến pháp về sự độc lập của các tòa án vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cũng trầm trọng như tham nhũng, tình trạng phụ thuộc và các quan điểm thiên vị mà các thẩm phán thể hiện trong các phiên tòa kinh tế đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư nước ngoài cũng như trong nước.

-Quan điểm dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại gia tăng. Bất chấp những lời kêu gọi khoan dung và nhiều biện pháp giáo dục khác, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếp tục gia tăng. Các vụ bạo lực liên quan tới sắc tộc xảy ra thường xuyên hơn. Quan điểm bài ngoại vẫn khá phổ biến. Kết quả thăm dò của Public Opinion Fund cho thấy trên 25% người được thăm dò tuyên bố họ thấy khó chịu về những người có nguồn gốc sắc tộc khác biệt. 

-Sự thờ ơ với chính trị của công chúng. Theo ước tính của tổ chức thăm dò dư luận VTsIOM có uy tín, 60% người Nga không quan tâm về chính trị. Một cuộc thăm dò khác cho thấy 94% người được hỏi nói rằng họ chẳng thể làm gì hoặc có thể làm rất ít để ảnh hưởng tới những diễn biến hiện nay tại Nga. Một số nhà phân tích đã lý giải thực trạng này là do sự vắng bóng một cơ chế kiểm soát và cân bằng hiệu quả. Cơ chế này sẽ không cho phép một ngành quyền lực chi phối các ngành khác, thúc đẩy sự đối thoại với công chúng và đảm bảo sự tham gia tích cực của công chúng vào việc quyết định các nhiệm vụ và phương pháp xây dựng một nhà nước mới.

Những thay đổi gần đây về luật bầu cử Nga đang làm gia tăng khoảng cách giữa công chúng và giới cầm quyền. Nhà chức trách ngày càng độc quyền trong việc ra quyết định và tước bỏ quyền này của xã hội.

-Một số người tin rằng nhà chức trách Nga đang tấn công mạnh mẽ vào các phương tiện truyền thông độc lập. Số đài truyền hình, phát thanh và tờ báo độc lập với chính phủ đã giảm mạnh. Một nhóm nhỏ các cá nhân đã thiết lập sự độc quyền đối với truyền hình quốc gia Nga. Hy vọng rằng truyền hình và các phương tiện truyền thông khác sẽ trở thành nhánh quyền lực thứ tư, thực sự độc lập và phản ánh toàn diện công luận, vẫn chưa được hiện thực hóa. Chỉ có internet vẫn là một lãnh thổ tự do. Tuy nhiên, những sáng kiến gần đây của các nghị sĩ Nga đang khiến người ta đặt ra câu hỏi cho tương lai của internet tại nước này.

  • Minh Sơn (theo RIA Novosti)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,