221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1037565
Obama có lặp lại số phận của Martin Luther King?
1
Article
null
Obama có lặp lại số phận của Martin Luther King?
,

Một mối lo đang đè nặng nhiều người ủng hộ Thượng nghị sĩ Barack Obama: liệu Obama có an toàn hay không khi ông vận động tranh cử giành chiếc vé ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Họ lo ông sẽ bị ám sát như Martin Luther King.

O
Obama vận động tranh cử tại Ohio (ảnh AP)

Tại Colorado, hai chị em trong một gia đình nọ nói rằng họ cầu nguyện hàng ngày để Obama được an toàn. Tại New Mexico, một cô gái nói rằng cô đã thuyết phục mẹ vẫn bỏ phiếu ủng hộ Obama ngay cả khi bà mẹ sợ rằng việc thắng cử sẽ gây nguy hiểm cho Obama. Tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở bang này, một phụ nữ đã tỏ ý lo ngại rằng bức thông điệp hy vọng và thay đổi mà Obama đưa ra, ngoài sắc tộc của ông, làm cho ông dễ bị tấn công bạo lực.

’’Tôi có sự bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Do vậy, các bạn không nên lo lắng cho tôi’’, Obama nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn, lặp lại ngôn từ mà ông nói với những người ủng hộ, những người đã đặt ra vấn đề này với ông.

Cử tri sợ Obama bị ám sát

Tuy nhiên, họ vẫn lo lắng. Việc ông Obama tranh cử làm sống dậy trong họ những ký ức đầy đau đớn của mùa xuân năm 1968, khi mục sư Martin Luther King Jr. và Thượng nghị sĩ Robert Kennedy bị ám sát cách nhau chưa đầy hai tháng.

Vào thời điểm đó, Obama mới có 6 tuổi. Giống như nhiều người ngưỡng mộ ông hiện nay, ông chỉ biết thông tin về vụ bạo lực làm chấn động nước Mỹ này qua sách báo. Tuy nhiên, các cử tri cao tuổi vẫn nhớ những ký ức và hình ảnh của các vụ ám sát này, người theo dõi sự ứng cử của ông với lòng ngưỡng mộ xen lẫn sự e sợ khi đại hội toàn quốc chọn ứng viên chính thức của đảng Dân chủ đang tới gần.

Obama đã được các đặc vụ Mỹ bảo vệ kể từ ngày 3/5/2007, trở thành ứng viên được bảo vệ sớm nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ. Trên thực tế, Obama đã miễn cưỡng đầu hàng trước sự quả quyết của Thượng nghị sĩ Richard Durbin của Illinois và các nghị sĩ khác trong Quốc hội. Khi Obama thu hút được nhiều đồng minh hơn, an ninh quanh thượng nghị sĩ này cũng được tăng cường, gần như ngang bằng với việc bảo vệ một tổng thống đương nhiệm.

Vợ của ông Obama là bà Michelle Obama đã tỏ ra lo ngại về sự an toàn của ông trước khi ông được bầu vào Thượng viện. Cách đây ba năm, bà nói rằng bà lo sợ ngày mà chồng bà được mật vụ Mỹ bảo vệ bởi điều đó đồng nghĩa ông đã đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng.

Theo bạn bè và các cố vấn, nguy hiểm là điều mà Obama hiếm khi đề cập tới. ’’Tôi không dành thời gian hàng ngày để nghĩ về sự nguy hiểm. Tôi đã quyết định tham gia vào cuộc đua này. Tôi nghĩ bất kỳ ai quyết định chạy đua vào Nhà Trắng đều nhận ra rằng có một số nguy cơ liên quan, giống như nguy cơ khi làm mọi việc khác’’, Obama cho biết. Ông đã được mật vũ Mỹ đặt cho biệt danh Người nổi loạn -  một cách để các điệp viên nhanh chóng nhận dạng ông.

Cách đây không lâu, các cố vấn của ông lo ngại rằng một số cử tri da đen có lẽ không ủng hộ sự ứng cử của ông do muốn bảo vệ ông. Đây là mối lo đặc biệt ở bang Nam Carolina song Obama nói rằng ông tin sự lo ngại này cũng bắt nguồn từ ’’sự sợ thất bại’’.

Giờ đây Obama đã giành thắng lợi trong một loạt cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở hàng chục bang ở Mỹ và xây dựng được khối liên minh gồm các cử tri da trắng và da đen. Thất bại dường như không còn là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, những lo sợ thì vẫn còn.

Hạ nghị sĩ Dân chủ Bennie Thompson, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa của Hạ viện, đã dấy lên những lo ngại trong một bức thư hồi tháng 1 mà ông gửi tới lãnh đạo của cơ quan mật vụ Mỹ. Trong khi Obama đang nhận được sự bảo vệ vào lúc đó, Thompson nói rằng sự quan tâm cao độ của cử tri tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này đã thúc đẩy ông đi tới quyết định rằng các ứng viên khác cũng cần được bảo vệ chặt chẽ không kém Obama.

’’Là một người Mỹ gốc Phi, người đã chứng kiến một trong những sự kiện đáng hổ thẹn nhất của đất nước này trong suốt phong trào dân quyền, cá nhân tôi biết rằng sự căm ghét của một số công dân có thể dẫn tới những hành động bạo lực ghê tởm. Chúng ta chỉ cần lấy vụ ám sát mục sư Martin Luther King và ứng viên tổng thống Robert Kennedy năm 1968 làm ví dụ’’, nghị sĩ Thompson nói.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Thompson đã từ chối nói chi tiết về các mối đe dọa mà khiến ủy ban của ông hoặc nhà chức trách quan tâm. Ông nói rằng đã viết thư cho Bộ An ninh nội địa Mỹ mà không thảo luận việc làm đó với Obama, người mà ông ủng hộ. ’’Sự ứng cử của Obama là độc nhất vô nhị đối với nước Mỹ và quan trọng tới mức điều cuối cùng các bạn muốn là ông không có cơ hội giành chiếc vé ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ. Tôi đã viết bức thư này vì sự cẩn trọng, còn hơn là ngồi khoanh tay và cầu nguyện’’, ông Thompson nói.

Bảo vệ tư đi trước mật vụ Mỹ

Trước khi Obama quyết định tranh cử, ông đã thảo luận về sự an toàn của ông với gia đình. Chiến dịch vận động tranh cử của ông sử dụng một nhóm nhân viên an ninh tư nhân trước khi ông được cơ quan mật vụ Mỹ bảo vệ. Kể từ đó tới nay, ông đã trở nên thích những điệp viên quanh ông. Ông đã mời họ xem chương trình Super Bowl tại nhà riêng ở Chicago và chơi bóng rổ với họ vào những ngày đợi chờ kết quả bỏ phiếu sơ bộ.

Obama rất dè dặt khi nói về an ninh của ông hoặc thời kỳ bi thảm trong lịch sử Mỹ - những vấn đề mà các cử tri thường bàn luận tại các cuộc vận động tranh cử. Việc đề cập tới số phận của Tổng thống John F. Kennedy và Thượng nghị sĩ Kennedy đã tăng lên sau khi Obama nhận được sự ủng hộ của Caroline Kennedy và Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy.

’’Tôi rất thuộc lịch sử. Rõ ràng đó là một sự kiện chấn động toàn nước Mỹ, song cả Bobby Kennedy lẫn Martin Luther King đều không được cơ quan mật vụ bảo vệ’’, Obama nói.

Quả thật, vụ ám sát Thượng nghị sĩ Kennedy năm 1968 đã buộc Quốc hội Mỹ ủy quyền bảo vệ các ứng viên tổng thống và phó tổng thống có nhiều triển vọng. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2008, Thượng nghị sĩ Hillary Rodham Clinton được mật vụ Mỹ bảo vệ ngay từ đầu, bởi bà là một cựu đệ nhất phu nhân. Các ứng cử viên khác không được bảo vệ trong suốt các chiến dịch vận động thuộc giai đoạn bỏ phiếu sơ bộ.

Cơ quan mật vụ Mỹ không thảo luận chi tiết về các biện pháp bảo vệ của cơ quan này, kể cả việc liệu Obama có được bảo vệ chặt chẽ hơn Hillary Clinton hay không.

Gerald Posner, tác giả của các cuốn sách về những vụ ám sát Tổng thống Kennedy và Luther King, nói rằng ông không tin Obama đối mặt với nguy cơ cao hơn Tổng thống George W.Bush hoặc Clinton. Theo ông, người ta bàn luận công khai hơn về những mối lo ngại bởi ông là ứng viên da đen đầu tiên tiến gần tới đích giành chiếc vé ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. ’’Barack làm cho những người như chúng tôi sợ hãi, những người nghĩ về khả năng xảy ra một vụ ám sát theo một cách khác biệt. Ông đại diện cho hy vọng và thay đổi. Đó chính xác là thứ chúng ta đã bị tước đoạt vào những năm 1960’’, Postner nói.

Tại Dallas, những ký ức này được dấy lên trong các cuộc chuyện trò khi 17.000 người tới gặp Obama tại một cuộc vận động tranh cử tuần trước. Buổi chiều hôm đó, đoàn xe của Obama đi qua Dealey Plaza và tòa nhà lưu trữ sách của Texas, nơi viên đạn chí mạng đã được bắn vào Tổng thống Kennedy năm 1963. Nhiều trợ lý vận động tranh cử của Obama đã nhìn ra ngoài cửa xe, lặng lẽ suy ngẫm.

Song không phải đối với Obama, người sau đó nói rằng ông không nhận ra ông đang đi qua địa điểm này và không một ai trong xe nói cho ông điều đó.

  • Minh Sơn (theo International Tribute Herald)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,