221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1035351
Pakistan về đâu sau cuộc bầu cử bước ngoặt
1
Article
null
Pakistan về đâu sau cuộc bầu cử bước ngoặt
,

Những người ủng hộ Tổng thống Musharraf đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội mang tính bước ngoặt. Sự kiện này có thể báo trước số phận chính trị của TT Musharraf lẫn sự hồi sinh dân chủ tại Pakistan sau 8 năm quân đội nắm quyền.

AFP
Tuy nhiên, trong khi hai đảng đối lập chính dường như chiếm trọn số phiếu ủng hộ thì không đảng nào giành được đa số và việc này đặt nền tảng cho sự ra đời của một chính phủ liên minh tại Pakistan - quốc gia không mấy ổn định.

Bất chấp sự hiện diện của 470.000 cảnh sát và binh sĩ trên các đường phố, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt tới con số 30-40%. Tỷ lệ đi bầu thấp do công chúng lo ngại bạo lực có thể bùng phát, tiếp sau các vụ tấn công liều chết của du kích Hồi giáo từ hồi tháng 7, gồm cả vụ ám sát cựu Thủ tướng Benazir Bhutto vào 27/12/2007.

Quá trình bỏ phiếu diễn ra khá yên bình mặc dù đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của bà Bhutto cho rằng 15 thành viên của đảng này bị giết nhằm làm nhụt chí cử tri.

Kết quả cuối cùng tới ngày mai (20/2) mới công bố nhưng kết quả sơ bộ cho thấy PPP sẽ giành nhiều ghế nhất trong Quốc hội, theo sau đó là đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) do ông Nawaz Sharif - một cựu Thủ tướng khác lãnh đạo.

Đảng PML-Q, vốn tách ra từ đảng của ông Sharif và ủng hộ Tổng thống Musharraf, đã tụt xuống vị trí thứ 3 với một số nhân vật hàng đầu - gồm cả Chủ tịch đảng, đã mất ghế trong Quốc hội. Tariq Azeem, phát ngôn viên của PML-Q nói: "Người dân đã ra phán quyết và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi chúc mừng PML-N và PPP và sẵn sàng ngồi ở ghế đối lập nếu kết quả cuối cùng cho thấy chúng tôi thất bại". 

Trong vài ngày tới, các bên sẽ họp bàn về một chính phủ liên minh nhưng ứng viên sáng giá có thể trở thành Thủ tướng là Makhdoom Amin Fahim, 68 tuổi, phó chủ tịch PPP và là người trung thành với bà Bhutto.

Chính phủ mới sau đó sẽ quyết định liệu Tổng thống Musharraf có bị luận tội vì việc áp đặt các quy định khẩn cấp nhằm đảm bảo cho việc tái cử, hay không. Ngoài ra, bộ máy lãnh đạo mới sẽ cân nhắc xem Pakistan có tiếp tục hợp tác với Anh và Mỹ trong cuộc chiến chống lại Taliban và Al Qaeda theo mức hiện nay hay không.

Tổng thống Musharraf, 64 tuổi, hôm qua đã cam kết sẽ hợp tác với chính phủ dân sự mới.

Asif Ali Zardari, 51 tuổi, chồng cố Thủ tướng Bhutto và là lãnh đạo kế nhiệm của PPP, đã không loại trừ khả năng bắt tay với Tổng thống Musharraf dù một số người ủng hộ PPP cho rằng Tổng thống có lỗi trong cái chết của bà Bhutto. "Chiến thắng là vận mệnh của chúng ta và chúng ta sẽ thay đổi hệ thống", ông Zardari tuyên bố.

Tuy vậy, ông Sharif và nhiều nhân vật khác trong PPP lại nói, sẽ không làm việc với ông Musharraf và sẽ tìm cách luận tội nhà lãnh đạo này nếu chiến thắng với đa số.

PPP đã thắng lớn tại tỉnh phía nam Sindh, cứ điểm truyền thống của đảng này, đồng thời lấy luôn phiếu ủng hộ từ tay các đảng Hồi giáo tại tỉnh biên giới phía bắc do những đảng này liên minh với Tổng thống và mất đi sự ưa chuộng của dân chúng. 

Trận chiến chủ chốt là ở bang Punjab, nơi cư ngụ của 60% dân số Pakistan, giữ 148 trong số 342 ghế ở Quốc hội. Cuộc đua tranh diễn ra nóng nhất ở Gujarat giữa Chaudhry Shujaat - lãnh đạo PML-Q và Ahmad Mukhtar, một thành viên của PPP.

Ông Mukhtar cho hay, đã chi 40 triệu rupee tiền túi cho chiến dịch vận động và thuê cả một lực lượng để bảo vệ ông lẫn những người ủng hộ. Trong khi đó, ông Shujaat lại ăn trưa một cách thư giãn tại trụ sở chính cùng với lực lượng cảnh sát vũ trang Punjab. "Tôi đi bỏ phiếu nhưng mặt khác tôi lại không ra ngoài" quan chức này nói vui khi có tin ông bị sự giàu có của đối thủ Mukhtar đe dọa.

Tuy nhiên, kết quả sơ bộ cho thấy ông Mukhtar đã thắng thế và PML-Q không đủ ghế để thành lập một chính phủ với các đồng minh truyền thống. Tại Rawalpindi, nơi bà Bhutto bị ám sát, đảng của ông Sharif dường như đã đánh bại mọi ứng viên của PML-Q.

  • Hoài Linh (Theo The Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,