221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1035063
Kosovo - thử thách lớn nhất của EU
1
Article
null
Kosovo - thử thách lớn nhất của EU
,

 - Mỹ và EU là những bà đỡ cho sự ra đời của quốc gia mới nhất ở châu Âu hôm 17/2 - Kosovo. Brussels giờ đảm nhận vai trò mẹ nuôi, cố gắng nuôi đứa con sơ sinh của họ trở thành một nhà nước trưởng thành.

p
Pháo hoa trên bầu trời Thủ đô Pristina của Kosovo (ảnh Reuters)

Đây sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất và là cuộc sát hạch lớn nhất về uy tín, năng lực mà EU từng đối mặt. Daniel Korski, một nhà phân tích thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), đã cảnh báo: ’’Nếu không thể đối phó được với một quốc gia nhỏ ở sâu sau, EU không thể đóng vai trò toàn cầu như khối này mong muốn’’.

Châu Âu hiện bị chia rẽ giữa những nước ủng hộ một nhà nước Kosovo độc lập, những nước phản đối và những nước trung lập. Khi bàn tới việc công nhận nhà nước mới này, các quốc gia như Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Romania, Slovakia và Tây Ban Nha đã phản đối, chủ yếu do lo ngại việc công nhận Kosovo độc lập sẽ đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho chính những phong trào li khai ở nước họ, là ngòi nổ cho các cuộc xung đột mới ở Balkans. Họ muốn tương lai của Kosovo được quyết định tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Tuy vậy, một nhóm nòng cốt gồm các nước lớn trong EU - Anh, Pháp, Đức và Italia - được mong đợi sẽ nhanh chóng công nhận Kosovo, cùng với Mỹ, kéo theo các nước còn lại.

EU nhận ra rằng thất bại trong việc đảm bảo an ninh một lần nữa ở Balkans, sau sự tan rã đẫm máu của Liên bang Nam Tư cũ vào những năm 1990, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Do vậy, EU đã nhất trí nhanh chóng cử một phái bộ gồm 2.000 nhân viên tới Kosovo. Trong bốn tháng tới, phái bộ này sẽ giúp xây dựng hệ thống cảnh sát, tư pháp và hải quan cho Kosovo .

Tuy nhiên, việc tán thành sứ mạng trên dễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện nó. ’’Những vấn đề thực sự vẫn còn ở phía trước chúng ta. Thời kỳ quá độ sẽ rất nguy hiểm. Có thể có chỗ trống về an ninh. Các nhân viên LHQ đang chuẩn bị rút đi trong khi người EU vẫn chưa ở đó. Chúng ta không có tài sản trên mặt đất và chúng ta chưa được chuẩn bị đầy đủ’’, Ngoại trưởng Thụy Điển, Carl Bildt, một nhà trung gian chính tại Balkans trong những năm 1990, nhận định.

TIN LIÊN QUAN
Một nhà ngoại giao đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán về Kosovo nghi ngờ liệu EU đã sẵn sàng đối phó với bất ổn, đặc biệt là ở miền Bắc Kosovo nơi người Serbia kiểm soát hay chưa. ’’Đó là vùng bất ổn. Chúng ta có thể ngăn chặn sự bất ổn đó bằng cách nào? Liệu chúng ta có thể duy trì được trật tự hay không?’’.

Chưa hết, một khó khăn nữa là giúp vực dậy nền kinh tế yếu kém của Kosovo. Kosovo có tỷ lệ thất nghiệp 60% - tỷ lệ mà ông Bildt so sánh với dải Gaza. Tình trạng này càng làm cho người Kosovo thất vọng, những người không mấy chắc chắn về tương lai của họ. Tham nhũng cũng là vấn đề lớn. EU là nhà tài trợ quốc tế lớn nhất cho Kosovo, đã chi khoảng 3 tỷ USD cho Kosovo và dự định chi khoảng 700 triệu USD nữa tới năm 2010, làm cho Kosovo trở thành nước nhận viện trợ lớn nhất của EU tính theo đầu người.

Ngoại trừ những khó khăn trên, còn những câu hỏi lớn về cơ sở pháp lý cho việc xác định lại các đường biên giới quốc tế để tạo lập một nhà nước mới và cơ sở pháp lý cho sứ mạng của EU tại Kosovo. Mỹ và châu Âu muốn sự ủy nhiệm của LHQ. Tuy nhiên, Nga chắc chắn sẽ ngăn chặn việc đó bằng cách sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Phương Tây cho rằng hành động của Serbia - việc dựng lên một nhà nước cảnh sát ở Kosovo vào những năm 1980, hành động trấn áp đa số người Albania, cuộc chiến của Belgrade mà đã đẩy hàng nghìn người Kosovo khỏi nhà của họ cũng như làm hàng nghìn người chết - làm cho đòi hỏi của Serbia giữ lại Kosovo không còn hiệu lực.

Serbia và Nga phản bác rằng Hội đồng Bảo an LHQ đã khẳng định chủ quyền tuyệt đối của Serbia đối với Kosovo. Quả thật, các quan chức châu Âu am hiểu nói rằng đặc phái viên LHQ Martti Ahtisaari, người đã đàm phán chấm dứt cuộc chiến với Slobodan Milosevic năm 1999, đã hứa hẹn Belgrade tiếp tục duy trì chủ quyền với Kosovo. Đây là một lý do mà ông Milosevic nhất trí với các điều khoản hòa bình. Trái lại, châu Âu cho rằng nghị quyết 1244 cho phép phái bộ châu Âu hoạt động và sự độc lập của Kosovo.

Nhà nước Kosovo mới sẽ được thiết lập trên cơ sở các điều khoản độc lập do ông Ahtisaari thảo ra trong 18 tháng làm trung gian đàm phán giữa các lãnh đạo Serbia và Kosovo. Châu Âu sẽ giám sát việc thực thi kế hoạch này  mà sẽ cung cấp quyền tự trị lớn cho cộng đồng Serbia thiểu số ở Kosovo. Những lợi ích dành cho người Serbia sẽ không trở thành hiện thực nếu họ không tham gia vào các thể chế của Kosovo độc lập. Điều này sẽ không xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần vì Belgrade đã kêu gọi người Serbia ở Kosovo tẩy chay nhà nước mới và theo đuổi một sự chia cắt không chính thức. Hơn 100.000 người Serbia tại đó sẽ từ chối hợp tác với Pristina và xây dựng các thể chế song song.

Serbia cũng là một vấn đề lớn. ’’Serbia có vai trò quan trọng đối với Balkans. Nếu Kosovo quan trọng một, Serbia quan trọng gấp 10 bởi nước này có các mối liên hệ với Cộng hòa Republika Srpska, với Bosnia, với Croatia, với tất cả các quốc gia khác ở Balkans’’, nhà phân tích Vasilis Margaras thuộc Trung tâm các nghiên cứu chính sách châu Âu, Brussels, nói. Do vậy, ông cho rằng Brussels cần phải khuyến khích Belgrade đi theo con đường của châu Âu và tránh xa quá khứ chủ nghĩa dân tộc của nước này nếu muốn duy trì được an ninh tại Balkans.

Vượt ra ngoài Balkans, các quan hệ vốn đã căng thẳng của châu Âu với đồng minh Nga của Serbia cũng sẽ bị thử thách. Bằng cách ’’vượt mặt’’ Hội đồng Bảo an LHQ trong việc đưa phái bộ EU tới Kosovo, EU đã khiến Moscow nổi giận và làm gia tăng các căng thẳng khác với Nga. Korski nói rằng vấn đề Kosovo ’’đã trở thành triệu chứng của sự xấu đi hơn nữa trong quan hệ của chúng ta’’ với Nga.

  • Minh Sơn
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,