221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1034697
Kosovo: Nửa mừng độc lập, nửa lo tương lai
1
Article
null
Kosovo: Nửa mừng độc lập, nửa lo tương lai
,

Vào ngày 17/2, Kosovo đã tuyên bố trở thành nhà nước thứ bảy nổi lên từ đống đổ nát của Liên bang Nam Tư cũ. Theo một kế hoạch mà các lãnh đạo Kosovo và nước ngoài lập ra, kể từ ngày 18/2 trở đi Mỹ, nhiều quốc gia EU và các nước khác có thể công nhận sự độc lập của Kosovo.

>Kosovo tuyên bố độc lập với Serbia
>Chùm ảnh người Albania hân hoan mừng Kosovo độc lập
>Chặng đường đi tới độc lập của Kosovo
>Nga lên án Kosovo độc lập, Mỹ phản ứng thận trọng
>Kosovo kéo căng mối bất hòa Nga - Mỹ

Thanh niên Albania ở Kosovo kỷ niệm sự độc lập
Thanh niên Albania ở Kosovo kỷ niệm ngày tuyên bố độc lập
Hàng nghìn người đã đổ về trung tâm Pristina, thủ phủ của Kosovo để chào đón sự độc lập. Các áp phích được dán khắp thành phố, cảm ơn Mỹ, Anh và EU đã ủng hộ họ. Nếu được công nhận, Kosovo sẽ trở thành quốc gia độc lập thứ 193 trên thế giới.

Về kỹ thuật, Kosovo là một tỉnh của Serbia, mặc dù quyền quản lý tỉnh này đã được chuyển cho LHQ vào năm 1999. Serbia, với sự hậu thuẫn mạnh của Nga tuyên bố sự độc lập của Kosovo là một hành động li khai bất hợp pháp và Serbia sẽ không công nhận sự độc lập đó. Serbia cũng dự định giảm cấp, song không cắt đứt, các quan hệ ngoại giao với những quốc gia công nhận Kosovo.

Tuyên bố độc lập hôm 17/2 đã đưa cuộc đấu giữa phương Tây và chính phủ Serbia, cũng như đồng minh Nga của Serbia lên tới cực điểm. Nga đã lên án hành động này trong khi Thủ tướng Vojislav Kostunica của Serbia đã lên án Mỹ, nói rằng Mỹ ’’sẵn sàng vi phạm trật tự quốc tế vì những quyền lợi quân sự của riêng Mỹ’’. Ông cũng gọi tuyên bố này là một ’’sự nhục nhã’’ đối với EU.

Trong số 2 triệu dân ở Kosovo, khoảng 90% là người Albania, những người từ lâu đã đòi độc lập. Người ta tin rằng có chưa tới 130.000 người Serbia ở Kosovo ngày nay. Khoảng 1/2 người Serbia này sống trong một vùng lãnh thổ nhỏ ở miền Bắc, số còn lại sống trong các cộng đồng Serbia rải rác khắp Kosovo.

Đây là lần thứ hai Kosovo tuyên bố độc lập. Lần đầu tiên vào năm 1991, Kosovo không được một quốc gia nào công nhận ngoại trừ Albania. Lần thứ hai này sẽ là khác biệt song Kosovo vẫn sẽ không trở thành một nhà nước ngang hàng với các quốc gia khác. Nga sẽ phong tỏa tư cách thành viên LHQ của Kosovo cũng như tại các cơ quan quốc tế khác, nơi Nga có quyền phủ quyết.

Một phái bộ đông đảo của EU đang bắt đầu triển khai ở Kosovo, với sứ mạng cảnh sát và tư pháp ở lãnh thổ này. Sứ mạng cũng đảm bảo rằng Kosovo hoạt động theo các tiêu chuẩn mà các lãnh đạo của ’’nhà nước’’ này đã cam kết.

Nguy cơ là Kosovo trở nên phụ thuộc vào những phái bộ này và do đó chỉ là một nước được EU bảo hộ mà thôi, các lãnh đạo của nhà nước này sẽ dồn trách nhiệm về các vấn đề khó khăn cho những người nước ngoài. Do Serbia phản đối Kosovo độc lập nên sự phụ thuộc lớn vào nước ngoài sẽ là việc làm cần thiết trong mọi trường hợp. Ngày nay, an ninh của Kosovo được đảm bảo bởi khoảng 17.000 binh sĩ do Nato đứng đầu. Họ sẽ vẫn ở lại Kosovo trong nhiều năm, có lẽ là nhiều thập kỷ tới.

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là việc đối phó với cộng đồng người Serbia thiểu số ở Kosovo - những người phản đối Kosovo tách khỏi Serbia. Lãnh đạo Serbia nói với họ bác bỏ sự độc lập và họ có thể làm như vậy. Tháng 5 tới, Serbia sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Đây sẽ là một cuộc sát hạch lớn. Nhà chức trách Kosovo sẽ hoặc có thể làm gì khi người Serbia tổ chức các cuộc bầu cử này tại các vùng khác ở Kosovo? Nhiều điều sẽ trở nên sáng tỏ trong vài ngày tới. Một phần nguồn điện năng của Kosovo do Serbia cung cấp. Liệu nguồn điện năng này sẽ bị cắt đứt? Liệu Serbia có đóng cửa biên giới với người Albania ở Kosovo và bất kỳ ai làm ăn với họ?

Hôm 16/2, Thủ tướng Hashim Thaci của Kosovo đã phát biểu trước báo giới, nói rằng chính quyền Kosovo sẽ làm hết sức để bảo vệ và chăm sóc người thiểu số ở Kosovo. Đây chỉ là một tuyên bố mang tính hình thức mà thôi. Vì chẳng ai quan tâm tới việc phiên dịch nên chẳng một nhà báo Serbia nào hiểu ông Thaci đang nói gì. Bấy lâu nay người Serbia và người Albania thường la hét nhau chứ không nói chuyện với nhau. Trong tương lai gần, điều này chắc sẽ tồi tệ hơn. Giờ Serbia cũng đã quyết định tạm hoãn các nỗ lực gia nhập EU.

Ngay khi các bữa tiệc ăn mừng ở Kosovo kết thúc, người ta phải giải quyết các vấn đề khó khăn. Người Serbia ở miền Bắc Kosovo sẽ phản đối sự độc lập. Nền kinh tế yếu kém của Kosovo sẽ vẫn yếu như trước. Các nước láng giềng của Kosovo là Macedonia và Montenegro cũng lo ngại rằng Serbia sẽ có những biện pháp mạnh chống lại họ nếu họ công nhận nhà nước mới này.

Hạ tầng cơ sở của Kosovo bị chiến tranh tàn phá, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 60% và tiền lương trung bình hàng tháng khoảng 250 USD/người. Điện lưới chập chờn tới mức các bóng đèn ở Pristina vụt tắt nhiều lần trong ngày. Tham nhũng vẫn tràn lan và nạn buôn người đe dọa ’’cố thủ’’ tại một nhà nước lộn xộn ở ngưỡng cửa của châu Âu.

Trong nhiều năm, các nhà ngoại giao có liên quan tới Kosovo đã nỗ lực tìm cách đạt được cái gọi là ’’địa vị cuối cùng’’ cho Kosovo. Hôm nay (17/2), hầu hết người Albania đều hạnh phúc song vẫn không rõ liệu họ có hiểu rằng điều đang diễn ra hiện nay chưa phải là cuối cùng mà mới chỉ là sự kết thúc của một chương. Nhà phân tích người Albania ở Kosovo, Ylber Hysa, nói rằng điều quan trọng không phải là sự độc lập mà là ’’kéo Serbia ra’’.

Chưa hết, việc Kosovo tuyên bố độc lập ngay lập tức đã tạo ra sóng gợn ở Liên Xô cũ, nơi các khu vực li khai nhỏ - một ở Moldova và hai ở Grudia - đã tồn tại từ đầu những năm 1990. Tất cả ba vùng li khai này đã nhận được sự ủng hộ chính trị rộng rãi của Kremlin và tồn tại như những nước được Nga bảo hộ. Hai trong số đó - Abkhazia và Nam Ossetia ở Grudia - hôm 17/2 đã ra các tuyên bố phối hợp về ý định tìm kiếm sự công nhận độc lập của Nga, LHQ và các thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập (CIS) - một liên minh lỏng lẻo của 11 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,