221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1034695
Nga lên án Kosovo độc lập, Mỹ phản ứng thận trọng
1
Article
null
Nga lên án Kosovo độc lập, Mỹ phản ứng thận trọng
,

Nga đã giận dữ lên án việc Kosovo tuyên bố độc lập hôm 17/2 và kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ. Thủ tướng Serbia cũng đã lên án việc Mỹ trợ giúp ’’nhà nước giả mạo’’ này. Trong khi đó, Mỹ lại có phản ứng khá thận trọng.

>Kosovo tuyên bố độc lập với Serbia
>Chùm ảnh người Albania hân hoan mừng Kosovo độc lập
>Chặng đường đi tới độc lập của Kosovo
>Kosovo kéo căng mối bất hòa Nga - Mỹ

g
Thủ tướng Serbia
Serbia: Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình tối 17/2, Thủ tướng Vojislav Kostunica của Serbia đã lên án Mỹ, nói rằng Mỹ ’’sẵn sàng vi phạm trật tự quốc tế vì những quyền lợi quân sự của riêng Mỹ. Hôm nay, chính sách vũ lực này cho rằng nó đã chiến thắng bằng cách thiết lập một nhà nước giả tạo. Chừng nào Serbia còn tồn tại, Kosovo vẫn là Serbia’’, ông Kostunica nói, lặp lại một khẩu hiệu của những người Serbia.

Bộ trưởng phụ trách Kosovo trong chính phủ Serbia, Slobodan Samardzic, nói rằng Serbia sẽ tăng cường sự hiện diện tại khoảng 15% lãnh thổ Kosovo do Serbia kiểm soát.

Hàng nghìn người Serbia đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Slovenia ở Thủ đô Belgrade hôm 17/2 để phản đối việc EU ủng hộ Kosovo độc lập. Slovenia hiện giữ chức chủ tịch luân phiên EU. ’’Kosovo là trái tim của Serbia’’, những người biểu tình hô vang trước khi nhét một lá thư phản đối vào cửa đại sứ quán. ’’Chúng tôi thường coi phương Tây là lý tưởng của tự do và công bằng. Nhưng giờ không có dấu hiệu gì về sự chấm dứt chính sách hai mặt và đạo đức giả của EU’’, Visnja Ciric, một trong hai nhà diễn thuyết tại cuộc biểu tình ở Belgrade, nói.

Cũng ở Belgrade, khoảng 2.000 người Serbia đã tập trung trước Đại sứ quán Mỹ, ném đá và pháo vào tòa nhà này.

Người Serbia ở Kosovo cũng tỏ ra giận dữ sau khi Kosovo tuyên bố độc lập, thề sẽ bảo vệ tỉnh này. Ba quả lựu đạn đã được ném vào các tòa nhà của LHQ và EU ở thành phố này. Một quả phát nổ, gây thiệt hại nhỏ.

’’Người Albania có thể kỷ niệm theo cách họ muốn song đứa con chết non này của họ sẽ không bao giờ là một quốc gia độc lập chừng nào người Serbia chúng tôi vẫn còn ở đây và vẫn sống’’, Djordje Jovanovic nói. Anh là một trong số vài trăm người Serbia tập trung gần cây cầu ở thành phố Kosovska Mitrovica, Kosovo, hô vang khẩu hiệu ’’Đây là Serbia’’. Câu cầu này tách biệt người Serbia ở miền Bắc và người Albania ở miền Nam thành phố.

’’Tôi sẽ ở đây mãi mãi. Đây sẽ luôn là Serbia. Tôi không sợ sự độc lập của Kosovo bởi tôi không công nhận nó’’, kỹ sư Svetozar 70 tuổi nói.

Nga: Phản ứng nhanh không kém Serbia, Nga ngay lập tức đã ra tuyên bố lên án sự độc lập của Kosovo hôm 17/2. Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố kêu gọi LHQ bác bỏ tuyên bố này, nói rằng Nga ủng hộ ’’yêu cầu chính đáng của Serbia phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này’’ và muốn Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục các nỗ lực đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận về vấn đề địa vị của Kosovo.

Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo các quốc gia khác chống lại chủ nghĩa li khai bằng cách không công nhận Kosovo. Tuyên bố độc lập của Kosovo vi phạm chủ quyền của Serbia và Hiến chương LHQ, đe dọa ’’leo thang căng thẳng và bạo lực sắc tộc trong khu vực, cũng như một cuộc xung đột mới ở Balkans’’.

Kosovo chính thức vẫn là một bộ phận của Serbia mặc dù tỉnh này nằm dưới sự quản lý của LHQ và Nato kể từ năm 1999 khi các cuộc không kích của Nato buộc lãnh đạo Liên bang Nam tư lúc đó là ông Slobodan Milosevic ngừng trấn áp quân li khai người Albania.

Nga đã phản đối kịch liệt mọi quyết định về địa vị của Kosovo mà không được Serbia chấp nhận. Nước này đã cảnh báo rằng việc Mỹ và các nước khác công nhận Kosovo sẽ khuyến khích các phần tử li khai tại Liên Xô cũ, khắp châu Âu và toàn thế giới.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin cũng gọi tuyên bố độc lập của Kosovo là một ’’hành động bất hợp pháp’’ và Nga ủng hộ cái mà ông gọi là các cam kết của Serbia đấu tranh theo một cách thức mang tính xây dựng để giữ toàn vẹn các đường biên giới của nước này. ’’Mọi cơ chế quốc tế, trước nhất là LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ’’ sẽ được  yêu cầu tham gia giải quyết vấn đề này. Ông nói thêm rằng Nga sẽ giám sát chặt chẽ phản ứng của các nước khác trước tuyên bố độc lập của Kosovo.

Vitaly Churkin, Đại sứ Nga tại LHQ, cho biết ông sẽ tranh cãi tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an rằng theo các nghị quyết và tài liệu hiện hành Hội đồng có nghĩa vụ tuyên bố việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập là không có hiệu lực. Serbia và Nga đã gửi thư tới Hội đồng yêu cầu tổ chức một cuộc họp chính thức và công khai vào ngày 19/2 và Tổng thống Serbia Boris Tadic sẽ phát biểu tại cuộc họp này.

Ông Churkin nói rằng lo ngại trước mắt của Nga là sự an toàn của người Serbia và các nhóm thiểu số ở Kosovo. Ông cảnh báo về ’’mọi âm mưu đàn áp nếu người Serbia ở Kosovo quyết định không tuân thủ tuyên bố độc lập đơn phương này’’.

Đức cũng ghi nhận tuyên bố độc lập của Kosovo và ’’kịch liệt bác bỏ mọi hình thức bạo lực’’, Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố. Ulrich Wilhelm, phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, nói rằng các ngoại trưởng EU sẽ gặp nhau vào ngày 18/2 để thảo luận tuyên bố của Kosovo và chính phủ Đức - thành viên lớn nhất trong EU, sẽ quyết định những bước đi tiếp theo dựa trên cơ sở của cuộc họp này.

Mặc dù EU chia rẽ về sự ủng hộ đối với Kosovo độc lập song khối 27 thành viên này hôm 17/2 đã nhất trí triển khai một phái bộ 1.800 nhân viên ở Kosovo. Phái bộ này sẽ dần thay thế các nhà quản lý LHQ trong thời kỳ quá độ 120 ngày. Phái bộ gồm cảnh sát dân sự, thẩm phán và những nhân viên chịu trách nhiệm giám sát các quan chức mới của Kosovo.

Ủy ban châu Âu, cơ quanh hành pháp của EU, cũng đã kêu gọi kiềm chế.

Mỹ: Trong khi đó, phản ứng tức thời của Mỹ trước quyết định của Kosovo chính thức tách khỏi Serbia lại khá lặng lẽ. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Mỹ ghi nhận tuyên bố độc lập của Kosovo và ’’sẽ xem xét, thảo luận vấn đề này với các đối tác châu Âu của Mỹ’’. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên ’’hết sức kiềm chế và kiềm chế mọi hành động khiêu khích’’. Tổng thống Bush trước đó đã nói rằng Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh của Mỹ để ngăn chặn các cuộc xung đột bạo lực sau khi Kosovo tuyên bố độc lập. 

Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên vẫn chia rẽ sâu sắc về tương lai của Kosovo, với việc Nga ủng hộ đồng minh Serbia và kêu gọi tiếp tục đàm phán. Trong khi đó, Anh, Pháp và các thành viên EU ủng hộ người Albania ở Kosovo độc lập. Kosovo hy vọng được EU công nhận độc lập khi các ngoại trưởng EU nhóm họp tại Brussels vào ngày 18/2. Nga, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, quả quyết rằng Kosovo là một vấn đề của Hội đồng Bảo an, không phải một vấn đề trong nội bộ EU.

Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ, Alejandro Wolff, tuyên bố chẳng có lý do gì để lo ngại về sự an toàn của người Serbia ở Kosovo.

Nato cho biết sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh ở Kosovo và mạnh tay đối phó với bạo lực.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng kêu gọi các bên ''kiềm chế mọi hành động hoặc tuyên bố mà có thể gây tổn hại tới hòa bình, kích động bạo lực và gây nguy hại cho an ninh ở Kosovo và trong khu vực''.

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,