221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1031000
Ba Lan nhất trí để Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn
1
Article
null
Ba Lan nhất trí để Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn
,

Ba Lan và Mỹ vừa đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc cho phép Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. Để đổi lại, Mỹ cam kết sẽ giúp Ba Lan nâng cấp hệ thống phòng không.

Ngoại trưởng Mỹ bắt tay với người đồng cấp Ba Lan tại Washington
Ngoại trưởng Mỹ bắt tay với người đồng cấp Ba Lan tại Washington

''Chúng tôi hiểu rằng Ba Lan mong muốn hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là hệ thống phòng không. Chúng tôi ủng hộ mong muốn này bởi điều đó sẽ giúp cho đồng minh Ba Lan của chúng tôi mạnh thêm'', bà Rice nói trong cuộc họp báo chung tại Washington với người đồng cấp Ba Lan.

Ngoại trưởng Ba Lan, Radek Sikorsky, nói rằng ông thỏa mãn vì những quan ngại mà Ba Lan nêu ra sẽ được giải quyết. ’’Vẫn còn nhiều công việc mà các chuyên gia của chúng ta phải làm... Tuy nhiên, tôi thỏa mãn vì các nguyên tắc mà chúng ta tranh luận lâu nay đã được chấp nhận’’, ông nói trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ.

Mỹ muốn lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar ở CH Séc nhằm bảo vệ Mỹ cũng như châu Âu trước các cuộc tấn công của những nước mà Mỹ gọi là thù địch, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên. Chính phủ Séc sẽ đệ trình quốc hội một hiệp định sơ bộ về căn cứ radar này vào tháng tư tới.

Nga đã kịch liệt phản đối dự án lá chắn tên lửa Đông Âu của Mỹ, cho rằng lá chắn này sẽ làm mất ổn định nghiêm trọng an ninh toàn cầu, đe dọa tới an ninh Nga. Hồi tháng 10/2007, Tổng thống Nga Putin đã so sánh các kế hoạch lá chắn tên lửa này với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba những năm 1960 - cuộc khủng hoảng mà trong đó Mỹ và Liên Xô đứng trước bờ vực chiến tranh.

Nga cũng đã đe dọa chĩa tên lửa vào châu Âu và có các biện pháp trả đũa khác nếu Mỹ triển khai các bộ phận của lá chắn tên lửa Đông Âu gần biên giới Nga. Để chống lại mối đe dọa này, Ba Lan nói rằng nước này muốn Mỹ giúp Ba Lan nâng cấp hệ thống phòng không.

Ngoại trưởng Mỹ Rice nói rằng các cuộc đàm phán với Ba Lan về chi tiết của kế hoạch lá chắn tên lửa sẽ được nối lại càng sớm càng tốt. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk sẽ thăm Washington vào đầu tháng ba tới và ông cùng Tổng thống Bush sau đó có thể ’’bàn bạc’’ về vấn đề này. Ngoại trưởng Sikorski nói rằng ông Tusk sẽ đưa ra quyết định cuối cùng đối với Ba Lan.

Cả bà Rice và ông Sikorski không tiết lộ hệ thống phòng không của Ba Lan sẽ được hiện đại hóa như thế nào. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Bogdan Klich, đã gợi ý rằng Washington hiện đại hóa hệ thống phòng không của Ba Lan bằng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung mới, chẳng hạn như tên lửa Patriot của Mỹ, để đổi lấy sự hợp tác của Ba Lan về lá chắn tên lửa.

Ngoại trưởng Sikorski cho biết Ba Lan không thấy mối đe dọa trực tiếp nào từ Iran song nghiêm túc ghi nhận những quan ngại của Mỹ về sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như công nghệ tên lửa đạn đạo.

Trong suốt chuyến thăm Washington, ông Sikorski đã bày tỏ lo ngại về sự đe dọa của Moscow và liệu chính phủ Ba Lan có thể thuyết phục được công chúng đầy hoài nghi của nước này về lá chắn tên lửa hay không. Ông cho rằng để làm như vậy, mọi thỏa thuận giữa Mỹ và Ba Lan phải đảm bảo an ninh cho Ba Lan.

Ngoại trưởng Mỹ, Rice, cũng cố gắng đảm bảo với Moscow rằng lá chắn tên lửa không phải là mối đe dọa đối với Nga. Bà cho biết thế giới đang ở trong ’’một môi trường hoàn toàn khác’’ so với thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi Mỹ thực thi chương trình Sáng kiến phòng thủ chiến lược nhằm chống lại đe dọa hạt nhân từ Liên Xô.

’’Lá chắn tên lửa Đông Âu không phải là chương trình đó, không phải là con đẻ của chương trình đó. Đây là một chương trình rất khác biệt nhằm đối phó với những đe dọa hạn chế. Không thể có khả năng vài tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và trạm radar ở CH Séc có thể khống chế hàng nghìn đầu đạn hạt nhân của Nga’’, bà Rice nói.

  • Minh Sơn (theo BBC, Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,