221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1030676
Obama, Clinton tranh luận lần cuối trước ’’Thứ ba trọng đại’’
1
Article
null
Obama, Clinton tranh luận lần cuối trước ’’Thứ ba trọng đại’’
,

Hai ứng cử viên Dân chủ, Barack Obama và Hillary Clinton, đang tranh luận trực tiếp trên truyền hình nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống của đảng này.

v
Obama và Clinton
Đây là cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên này trước ’’Thứ ba trọng đại’’, khi 24 bang sẽ đồng loạt bỏ phiếu. Cả hai ứng cử viên đã bày tỏ sự biết ơn ông Edwards - người rút lui khỏi cuộc đua của đảng Dân chủ - trong bài phát biểu mở màn cuộc tranh luận vào tối 31/1 tại Los Angeles.

Ông Obama nói rằng Mỹ đang đối mặt với ’’thời khắc quyết định. Điều quan trọng là liệu chúng ta đang nhìn về quá khứ hay hướng về tương lai’’. Thượng nghị sĩ Clinton nói rằng chính quyền của Tổng thống Bush đã tạo ra một loạt vấn đề. ’’Điều cấp bách là chúng ta có một tổng thống có thể giải quyết những vấn đề này’’.

Cả hai ứng viên đã tập trung vào những khác biệt về các chính sách của họ. Bà Clinton ủng hộ kế hoạch bảo hiểm y tế cá nhân bắt buộc cho toàn người dân Mỹ. ’’Tôi tin rằng chúng ta phải có hệ thống chăm sóc y tế phổ thông. Đó là một trách nhiệm đạo đức đồng thời cũng là một quyền đối với đất nước chúng ta’’, bà Clinton phát biểu, nói thêm rằng kế hoạch của bà tương tự kế hoạch của cựu Thượng nghị sĩ John Edwards.

Trong khi đó, ông Obama đề xuất một chương trình bảo hiểm y tế quốc gia đối với những cá nhân không được chủ sử dụng lao động cung cấp bảo hiểm y tế và không đủ tiêu chuẩn tham gia các chương trình bảo hiểm hiện tại khác của liên bang.

Cả hai ứng viên thường đề cập tới tên của ông John Edwards nhằm tranh thủ lôi kéo những người ủng hộ cựu Thượng nghị sĩ bỏ cuộc này. Ông Obama cho rằng điều quan trọng là giảm ảnh hưởng của những nhà vận động hành lang và các nhóm đặc biệt tại Washington, rằng đây là điều mà ông và ông Edwards đã nói tới trong chiến dịch tranh cử lần này. ’’Đó là lý do tôi không nhận tiền của các nhà vận động hành lang. Đó là một sự khác biệt’’, ông nói.

Bà Clinton được hoan nghênh nhiệt liệt khi bà trả lời câu hỏi một thành viên gia đình Clinton có thể thúc đẩy sự thay đổi như thế nào sau hàng thập kỷ cầm quyền của một người nhà Clinton và người nhà Bush. ’’Một người nhà Clinton đã phải dọn dẹp sau thời kỳ cầm quyền của tổng thống Bush đầu tiên và tôi nghĩ có thể cần một người nhà Clinton nữa để dọn dẹp sau thời kỳ cầm quyền của tổng thống Bush thứ hai’’, bà Clinton trả lời.

Về nhập cư, ông Obama nói rằng cần phải sửa đổi hệ thống nhập cư hợp pháp. Về Iraq, ông Obama cho rằng quan điểm Mỹ đã thành công ở Iraq có nghĩa là ’’chúng ta đã đặt tiêu chí quá thấp và nó đã bị vùi trong cát vào thời điểm này’’.

Bà Clinton nói rằng bà hy vọng rút gần như tất cả quân Mỹ khỏi Iraq trong vòng 1 năm. Bà và ông Obama đã cố gắng phản ứng hết sức có thể bởi qua Thông điệp liên bang của Tổng thống Bush, họ biết ông Bush dự định duy trì ít nhất 130.000 quân ở Iraq chừng nào ông vẫn còn nắm quyền.

Khi được hỏi rằng sau chiến dịch đua tranh khốc liệt để trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, liệu Obama và Clinton có thể trở thành bộ đôi trong chiến dịch tranh cử chức tổng thống với đối thủ đảng Cộng hòa hay không, cả hai ứng viên đã tránh câu trả lời trực tiếp. Obama nói rằng còn quá sớm để bắt đầu bàn tán về các phó tổng thống song Clinton sẽ nằm trong danh sách lựa chọn của ông. Bà Clinton nói rằng bà nhất trí với ông Obama và ’’không nghi ngờ gì nữa chúng tôi có một đảng Dân chủ thống nhất’’.

Clinton và Obama đã giành được các chiến thắng ngang ngửa tại các bang bỏ phiếu sớm. Obama đã chiến thắng ở bang Iowa và Nam Carolina trong khi Clinton thắng lợi ở New Hampshire, Nevada, Michigan và Florida. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu tại Florida và Michigan được đánh giá là hầu như vô nghĩa đối với cuộc đua giành sự đề cử trong đảng Dân chủ. Lí do là các quan chức lãnh đạo đảng đã quyết định trừng phạt hai bang này vì tổ chức tuyển cử trước "Thứ ba trọng đại" (ngày 5/2), do vậy người chiến thắng không được phân bổ đại biểu nào.

Cho tới nay, đảng Dân chủ chỉ còn lại ba ứng cử viên tham gia cuộc đua giành sự đề cử trong đảng Dân chủ. Ứng cử viên Mike Gravel không được mời tham dự cuộc tranh luận hôm 31/1 do không đáp ứng một số tiêu chí, gồm tỷ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận. Các cuộc thăm dò từ 14-17/1 cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Gravel chưa tới 1%.

Obama đang dẫn trước Clinton về số đại biểu cam kết - những đại biểu được phân bổ cho các ứng cử viên dựa trên kết quả bỏ phiếu tại mỗi bang. Tuy nhiên, bà Clinton lại đang có lợi thế nếu tính tới các siêu đại biểu - những lãnh đạo đảng và quan chức được bầu trong đảng không bị buộc ủng hộ một ứng cử viên cụ thể nào và họ có thể thay đổi quyết định vào bất kỳ  lúc nào cho tới khi diễn ra Hội nghị toàn quốc đảng Dân chủ vào tháng 8 tới.

Cho tới nay, ông Obama đã giành được khoảng 63 đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ trong khi Clinton giành được khoảng 48 đại biểu. Tuy nhiên, khi tính tới các siêu đại biểu, bà Clinton giành được 228 đại biểu so với 158 của ông Obama. Những đại biểu và siêu đại biểu này sẽ tham dự hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ vào mùa hè để chọn Obama hay Clinton hay Gravel là ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng của họ.

  • Minh Sơn (theo BBC, CNN)

TIN LIÊN QUAN

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,