221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1019312
Cái chết của bà Bhutto: Điềm gở của cuộc chiến Afghanistan
1
Article
null
Cái chết của bà Bhutto: Điềm gở của cuộc chiến Afghanistan
,

Cái chết của cựu Thủ tướng Benazir Bhutto là một điềm gở không chỉ đối với tương lai của Pakistan mà còn đối với diễn biến của cuộc chiến do Mỹ đứng đầu tại nước láng giềng Afghanistan, các sĩ quan quân đội Mỹ và các chuyên gia khác về an ninh Nam Á nhận định hôm 28/12.

>Toàn cảnh vụ ám sát cựu thủ tướng Bhutto

Chân dung bà Bhutto (ảnh AP)
Chân dung bà Bhutto (ảnh AP)

Vụ ám sát bà Bhutto xảy ra vào cuối 2007, năm mà trong đó cuộc chiến Afghanistan diễn biến theo chiều hướng dữ dội hơn, với sự gia tăng mạnh mẽ các vụ đánh bom liều chết cũng như đặt bom ven đường. Ngoài ra, Taliban, nhóm bị chiến dịch quân sự do Mỹ đứng đầu lật đổ vào tháng 11/2001, đã tái hợp và mở rộng các hoạt động ra bên ngoài căn cứ của chúng (vùng núi trung-nam của Afghanistan).

Lo ngại chính của các chuyên gia quốc phòng là Tổng thống Pakistan Musharraf sẽ bận rộn với tình hình bất ổn ở trong nước và do vậy sẽ ít giúp ích chính phủ Mỹ và ít có khả năng trấn áp phong trào của các chiến binh Hồi giáo khắp vùng biên giới không được quản lý của Pakistan với Afghanistan. Một lo ngại lâu dài là liệu vụ ám sát này có kích hoạt một loạt sự kiện làm chính trị Pakistan tan vỡ hay không - một kết cục mà sẽ kéo căng khả năng phản ứng của quân đội Mỹ trong khu vực. Tâm điểm sau đó sẽ là đảm bảo an toàn cho kho vũ khí 60-100 đầu đạn hạt nhân của Pakistan để al-Qaeda và các đồng minh của chúng không thể chạm tay vào.

Tác động ngắn hạn của vụ ám sát đối với Afghanistan phụ thuộc phần nhiều vào việc liệu các phần tử Hồi giáo cực đoan có phải là thủ phạm giết bà Bhutto hay không và nếu vậy thì ông Musharraf sẽ phản ứng ra sao. Nếu người ta phát hiện các nhóm này đứng đằng sau vụ ám sát, lúc đó sự chú ý sẽ dồn về những căn cứ của chúng ở các vùng biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, đã tỏ ý lo ngại rằng al-Qaeda đã tái hợp ở vùng biên giới Pakistan với Afghanistan.

’’Câu hỏi lớn là chính phủ Pakistan sẽ có thể làm gì trong những hoàn cảnh đó, khi mà họ còn bận tâm với những lộn xộn ở Pakistan sau vụ ám sát bà Bhutto?’’, Teresita C. Schaffer thuộc Trung tâm các nghiên cứu quốc tế và chiến lược, đặt câu hỏi.

Mỹ có khoảng 26.000 quân ở Afghanistan và nhiều binh sĩ trong số này được triển khai gần biên giới phía đông. Một số chuyên gia dự đoán vụ ám sát bà Bhutto sẽ khuyến khích các phần tử Hồi giáo cực đoan ở khu vực đó. ’’Chúng sẽ coi vụ ám sát này là một chiến thắng và... trông ông Musharraf có vẻ yếu đuối. Tác động lan tràn của vụ ám sát là khuyến khích Taliban và các chiến binh bộ tộc’’, John McCreary, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm về Afghanistan năm 2001 của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, nói.

Theo quan chức J. Alexander Thier của LHQ ở Afghanistan, nếu ông Musharraf leo thang các chiến dịch quân sự chống các chiến binh al-Qaeda tại các vùng biên giới, hành động đó cũng có thể làm tình hình ở Afghanistan phức tạp thêm. ’’Nếu được tiến hành theo quy mô lớn, chiến dịch quân sự sẽ khuấy động tổ ong bắp cày này, có thể dẫn tới sự gia tăng bạo lực ở Afghanistan’’, ông nhận định.

Cũng có khả năng rằng chính phủ Pakistan sẽ trở nên thù địch với Mỹ. Nếu xảy ra, khả năng này sẽ làm thay đổi toàn bộ bản chất của cuộc chiến tại Afghanistan. ’’Nếu quan hệ Mỹ - Pakistan đổ vỡ do một số quyết định sai lầm về chính sách của Mỹ, bất kỳ ai cầm quyền ở Islamabad cũng sẽ không thể tiếp tục ủng hộ các cơ sở quá cảnh và luồng hàng hậu cần cho quân đội Mỹ ở Afghanistan’’, học giả Naeem Salik, một sĩ quan Pakistan đã nghỉ hưu, thuộc ĐH John Hopkins, nói.

  • Minh Sơn (Theo Washington Post)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,