221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1016902
Nước mắt-công cụ chính trị hữu hiệu tại Mỹ
1
Article
null
Nước mắt-công cụ chính trị hữu hiệu tại Mỹ
,

Một khoảnh khắc yếu đuối giờ đã không phải là một điều tối kỵ trên chính trường Mỹ mà nó đã trở thành một phần hữu hiệu của công cụ chính trị.

Bill và Hillary Clinton (Ảnh AP)
Bill và Hillary Clinton (Ảnh AP)
Trong tuần này, ông Mitt Romney là ứng viên mới nhất thể hiện sự mẫn cảm. Hôm thứ hai (17/12), khi đi vận động cử tri tại New Hampshire, nhiều người đã thấy ứng viên này nước mắt tràn mi lúc nói về cảnh nhìn thấy quan tài đựng thi thể một binh sĩ thiệt mạng ở Iraq. Ông Mitt Romney còn tưởng tượng ra cảnh mất đi cậu con trai.

Một ngày trước đó, ứng viên này đã nghẹn ngào trên chương trình "Meet the Press" của đài NBC khi nói về tôn giáo của mình.

Nước Mỹ đã đi một chặng đường dài trong 35 năm kể từ khi câu chuyện thấm đẫm nước mắt ở New Hampshire kết thúc chiến dịch tranh cử Tổng thống của thượng nghị sĩ Edmund Muskie năm 1972. Chiến dịch của Muskie "trệch khỏi đường ray" sau khi có tin ông này khóc để đáp lại việc một tờ báo đã chỉ trích vợ. Tuy nhiên, cho tới lúc xuống mồ, Muskie nói rằng trong mắt ông, không phải là nước mắt mà là tuyết tan.

Mười lăm năm sau, năm 1987, cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Pat Schroeder phát khóc khi nói bà không thể trở thành ứng viên Tổng thống. Schroeder nói bà thường lưu giữ những "hồ sơ khóc" về các chính trị gia mít ướt nhưng giờ đây nó phình to tới mức bà phải quẳng đi.

"Đàn ông khóc và mọi người nghĩ nó là điều tuyệt diệu", Schroeder nói và chỉ lại những tình tiết có từ thời Ronald Reagan.

Tuy nhiên, đối với một số ứng viên nữ, khóc là điều không thể xảy ra. Hillary Rodham Clinton không được phép khóc, ít nhất là trước công chúng. Nhưng, bà được phép khóc một mình và có thể kể cho mọi người nghe về điều đó.

Trong cuốn tự truyện "Living History", Hillary kể lại lúc mà chồng bà thú nhận lăng nhăng với cô thực tập sinh Monica Lewinsky. "Tôi như nghẹn thở. Nuốt chút không khí, tôi bắt đầu khóc và hét lên: "Anh nói như vậy nghĩa là sao? Anh đang nói gì vậy? Tại sao lại lừa dối tôi".

Aubrey Immelman, nhà tâm lý học chính trị tại trường Saint Benedict và đại học Saint John ở Collegeville, Minnesota nói: "phụ nữ luôn ở trong tình trạng mặc định ở cuộc chơi nước mắt"

"Sẽ chẳng có kết quả tốt nếu Hillary khóc trước công chúng", Immelman nói "Điều đó là không công bằng nhưng tôi cho rằng đó là những gì đang xảy ra trong xã hội chúng ta".

Đối với các nam ứng viên, Immelman cho hay, dù có khóc hay không thì đều được, tùy vào hoàn cảnh. Các ứng viên cứng rắn như Rudy Giuliani hay John McCain có thể khóc mà không lo sợ điều gì. Ví dụ như Tổng thống Bush, cũng thường xuyên nghẹn ngào khi nói về những người tử trận, hay khi đi thăm nạn nhân của các thảm họa thiên nhiên.

Với Romney, vốn được coi là người kiểu cách và không mấy thân mật thì việc thể hiện chút cảm xúc có thể làm mềm hình ảnh đi một chút, Immelman nói.

"Tôi là một người bình thường, tôi cũng có cảm xúc", Romney nói với các ứng viên. "Tôi cũng có tình cảm như bất cứ ai khác. Tôi không xấu hổ về điều đó".

Rõ ràng là người Mỹ có những cách khác nhau khi thể hiện cảm xúc. 

  • Hoài Linh (Theo AP) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,