221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1016102
Hàn Quốc: Màn tranh luận "nhạt nhẽo" của ứng viên TT
1
Article
null
Hàn Quốc: Màn tranh luận 'nhạt nhẽo' của ứng viên TT
,

Bất cứ ai không phải là chuyên gia về truyền thông hay chính trị đều cảm thấy rằng màn tranh luận trên truyền hình của các ứng viên Tổng thống không như mong đợi.

Các ứng viên tham gia tranh luận (Ảnh KH)
Các ứng viên tham gia tranh luận. (Ảnh KH)

Mỗi ứng viên đều nhanh nhanh chóng chóng tỏ rõ lập trường của mình về một vấn đề trong khoảng một tới hai phút rồi quay sang tấn công ứng viên khác trong cùng một khung thời gian.

Có tổng số 6 ứng viên Tổng thống, họ tranh luận về mọi lĩnh vực trong hai tiếng. Những cử tri mong đợi cuộc tranh luận sẽ giúp họ quyết định bầu cho ứng viên nào đã không nhận được những gì chờ đợi.

Vì những thiếu sót trên, số lượng người xem mỗi kỳ tranh luận được tổ chức trong thời gian tranh cử đã sụt giảm. Theo hãng truyền thông TNS, cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra ngày 6/12 có 24% khán giả. Con số này tụt xuống 21% ở cuộc tranh luận thứ hai, diễn ra vào ngày 11/12, và tiếp tục tụt xuống 19,2% ở cuộc tranh luận thứ 3 đồng thời là cuối cùng diễn ra vào ngày 16/12. 

Ứng viên Chung Dong-young (phải) - Ảnh Reuters
Ứng viên Chung Dong-young (phải) - Ảnh Reuters

Lượng người xem theo thống kê của AGB Nielson Media cũng cho kết quả tương tự.

Bầu cử những lần trước cho thấy, các cuộc tranh luận trên truyền hình cũng ảnh hưởng tới quyết định của cử tri. Năm 2002, tỷ lệ người xem là 35,8%, năm 1997 là 55,7%. Các cuộc thăm dò cho thấy, khoảng 60-80% số người xem nói, các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa những ứng viên Tổng thống tác động tới quyết định của họ.

Ủy ban tuyên truyền tranh luận bầu cử quốc gia - đơn vị tổ chức cho biết, số lượng người xem thấp không phải lỗi của họ. Một trong những tiêu chí để cuộc tranh luận thành công là phải có nhiều ứng viên tham gia.

Từ cuộc bầu cử gần đây nhất, các quy định đã được nới lỏng để bất cứ ứng viên nào có tỷ lệ ủng hộ vượt quá 5% hoặc đảng có ít nhất 5 ghế tại Quốc hội, đều có cơ hội tham gia tranh luận trên truyền hình. Trước đây, để dự những cuộc "tỷ thí" trên truyền hình, ứng viên phải có hơn 10% ủng hộ.

Ủy ban tuyên truyền tin rằng quy định trên và việc ứng viên Đảng Đại Dân tộc GNP Lee Myung-bak được tòa án xác nhận là trong sạch hồi đầu tháng đã dẫn đến phản ứng khá thờ ơ của công chúng.

Một dự luật giới hạn số ứng viên tham gia tranh luận là 3 đã được đưa ra hồi cuối năm ngoái nhưng Quốc hội không thông qua, một quan chức ủy ban trên cho hay.

Ba cuộc tranh luận trên truyền hình diễn ra trong thời gian qua đều không được đánh giá cao.

Ứng viên Lee Myung-bak (Ảnh Reuters)
Ứng viên Lee Myung-bak. (Ảnh Reuters)
Ở cuộc tranh luận đầu tiên, thay vì tập trung vào chủ đề là những vấn đề trong nước, ngoại giao thì nó lại thành cuộc tranh luận giữa ứng viên Lee Myung-bak và những người còn lại về cáo buộc bê bối tài chính liên quan tới ông Lee và chẳng có tiết lộ mới nào.

Sự chú ý bắt đầu chuyển sang cách trình bày của các ứng viên. Theo đó, ứng viên Chung Dong-young thuộc Đảng Dân chủ thống nhất mới bị cho là hung hăng, còn ứng viên Lee Myung-bak bị gán là ngạo mạn. Ứng viên độc lập, cựu lãnh đạo GNP Lee Hoi-chang được đánh giá là thiếu khả năng thu hút sự chú ý của mọi người.

Cuộc tranh luận thứ hai, theo kế hoạch là thảo luận về những chủ đề từ xã hội, giáo dục tới văn hóa và bình đẳng giới, diễn ra trong bầu không khí hòa nhã hơn cuộc tranh luận lần 1 nhưng vẫn thiếu điểm nhấn.

Cuộc tranh luận cuối cùng được cho tập trung vào những vấn đề kinh tế thì lại bị lạc hướng bởi cuốn băng ghi hình ông Lee Myung-bak thú nhận là chủ sở hữu công ty đầu tư gây tranh cãi, tâm điểm của một vụ tham nhũng.

Hôm nay (18/12), một ngày trước khi bầu cử Tổng thống diễn ra, các ứng viên nỗ lực lần cuối nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri. Ứng viên thân thiện với giới doanh nghiệp Lee Myung-bak thuộc đảng đối lập, được cho là sẽ thắng cử.

  • Hoài Linh (Theo Korea Herald, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,