221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1011202
Những câu hỏi về cuộc bầu cử quốc hội Nga
1
Article
null
Những câu hỏi về cuộc bầu cử quốc hội Nga
,
Chiến dịch vận động tranh cử kết thúc vào vào ngày 30/11 và cuộc bầu cử bắt đầu vào ngày hôm nay (2/12). Dưới đây là một số vấn đề chính về cuộc bầu cử vào Viện Duma quốc gia Nga – Hạ viện.

Cử tri Nga đi bầu cử. Ảnh AFP
Cử tri Nga đi bầu cử. Ảnh AFP
Cuộc tổng tuyển cử lần này mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nền chính trị Nga nói chung và cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, thời điểm Tổng thống Vladimir Putin mãn nhiệm sau 8 năm cầm quyền.

Hiện, mọi sự chú ý đều dồn vào đảng Nước Nga thống nhất, chính đảng lớn nhất tại Nga.

Nếu như đảng này và bất kỳ đảng đồng minh nào giành được 2/3 số ghế trong Duma, họ sẽ có “sức mạnh” để sửa đổi Hiến pháp.

Sự khác biệt?

Đây là cuộc bầu cử Duma đầu tiên theo cơ chế đại diện theo tỷ lệ. Theo đó, một đảng phải chiếm được từ 7% số phiếu ủng hộ mới có ghế trong quốc hội.

Tổng thống Putin đã bảo vệ một số thay đổi nhằm tăng cường sức mạnh cho các đảng lớn, đồng thời trao cho các đảng đối lập có nhiều cơ hội tham gia vào quốc hội.

Đảng nào đang dẫn đầu?

Đảng nước Nga thống nhất sẽ giành đại đa số. Có nhiều khả năng, một số đảng không vượt qua được ngưỡng 7%.

Nếu hai hoặc một đảng giành được ghế nhưng tổng số phiếu của họ không vượt quá 60%, số ghế sẽ được phân bổ cho các đảng khác, tính từ trên xuống theo số phiếu giành được, cho đến khi tổng số phiếu hơn 60%.

Sức mạnh của Duma? 

Viện Duma quốc gia Nga có 450 đại biểu với nhiệm kỳ 4 năm, chịu trách nhiệm hoạch định và phê chuẩn luật.

Trong Duma có 225 ghế được bầu theo đại diện tỉ lệ của các đảng (chỉ tính những đảng giành được ít nhất 5% số phiếu bầu – năm nay là 7%) và 225 ghế được dành cho đại diện của các khu vực bầu cử được bầu trực tiếp.

Trong lịch sử chính trị nước Nga, đã từng có 4 Duma được thành lập. Duma Nga đầu tiên được thành lập bởi Nga hoàng Nicolas đệ nhị, như là sự nhân nhượng trong cuộc cách mạng năm 1905 để xoa dịu yêu sách của một số đại diện quần chúng trong chính phủ thời đó. Mỗi tầng lớp cử tri (địa chủ, thị dân, công nhân và nông dân) bầu ra đại diện của tầng lớp mình, và những đại diện này lại bầu ra các đại biểu Duma. Nga hoàng có quyền phủ quyết các quyết định của quốc hội cũng như quyền giải tán quốc hội.

Duma đầu tiên đã bị giải tán chỉ sau 73 ngày thành lập (từ tháng 5 đến tháng 7-1906) do đã chỉ trích quá dữ dội những chính sách của chính phủ Nga hoàng. Duma II cũng chịu chung số phận khi bị giải tán nhanh chóng chỉ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6-1907 do hoạt động vượt quá sự kiểm soát của chính quyền. Sau sự tan rã của Duma II, hệ thống bầu cử đã được sửa đổi với việc tăng số đại diện của các tầng lớp trên. Duma III đã hoạt động hết nhiệm kỳ của mình (1907 – 1912) với đa số đại biểu thuộc phe bảo thủ. Duma IV (1912 – 1917), dù cho phe bảo thủ chiếm đa số, nhưng đã dần dần trở thành trung tâm chống đối chính phủ, nhất là trong thời kỳ thế chiến thứ nhất, dẫn đến kết cục là đã bị Nga hoàng giải tán vào tháng 2-1917, chỉ vài tháng trước cuộc Cách mạng tháng 10 bùng nổ.

Bầu cử Duma lần gần đây nhất diễn ra vào ngày 7-12-2003 với kết quả bầu cử cho 225 ghế dành cho các đảng phái như sau: Đảng Nước Nga thống nhất của Tổng thống Putin dẫn đầu với 37,1%, Đảng Cộng sản 12,7%, Đảng Tự do Dân chủ 11,6%, Đảng Tổ quốc 9,1% số phiếu... Số ghế của mỗi đảng tại Duma được phân chia theo cuộc bầu cử này, cụ thể như sau: Đảng Nước Nga thống nhất 222, Đảng Cộng sản 53, Đảng Tự do Dân chủ 38, Đảng Tổ quốc 37…

Có bao nhiêu đảng tham gia tranh cử vào Duma?

Trong số 35 đảng xin tranh cử, Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã phê chuẩn cho phép 11 chính đảng tham gia tranh cử lần này.

Một số đảng bị từ chối vì không có đủ số thành viên, hoặc không đủ đại diện trên toàn quốc.

Một số đảng bị “trượt” vì có quá nhiều chữ ký không hợp lệ trong đơn đăng ký tranh cử.

Đảng nào sẽ giành thắng lợi cuối cùng?

Đảng Nước Nga thống nhất dự kiến sẽ giành thắng lợi vang dội.

Tổng thống Putin đứng đầu danh sách tranh cử của đảng này. “Kế hoạch Putin” của đảng về phát triển kinh tế, tăng cường vai trò nhà nước, theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và phát triển “Nền văn minh có một không hai” của Nga, đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo cử tri.

Trong cuộc bầu cử Duma năm 2003, đảng Nước Nga thống nhất đã giành thắng lợi và kể từ đó “thống trị” đất nước với 115 trong tổng số 172 ghế trong Hội đồng liên bang – Thượng viện và khoảng 73 trong 85 ghế thống đốc.  

Các đối tượng ủng hộ đảng gồm giới tri thức, trung niên và giới chuyên môn trẻ.  

Ngoài Tổng thống Vladimir Putin, các nhân vật chủ chốt của đảng gồm Chủ tịch viện Duma Boris Gryzlov và Bộ trưởng các vấn đề khẩn cấp Sergei Shoigu. 

Trong cuộc thăm dò mới đây nhất, đảng Nước Nga thống nhất giành được 56% phiếu ủng hộ.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga – với cương lĩnh tranh cử tập trung vào hoạt động quốc hữu hóa các ngành chiến lược, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, đa dạng hóa kinh tế nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ, phản đối Khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) và thúc đẩy cải tổ hiến pháp.

Đối tượng ủng hộ chủ yếu là những người lao động, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Theo kết quả thăm dò mới nhất, đảng Cộng sản sẽ giành được từ 6-17% phiếu ủng hộ.

Đảng Dân chủ tự Do do Phó Chủ tịch Duma Vladimir Zhirinovsky đứng đầu – chủ yếu tập trung vào chủ nghĩa dân tộc, độc lập kinh tế.

Đối tượng ủng hộ chủ yếu là đàn ông trẻ, thu nhập thấp ở các thị trấn nhỏ.

Dự kiến, đảng này sẽ chiếm được khoảng từ 4-6% số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, có nhiều khả năng, đảng Dân chủ tự do sẽ vượt qua được ngưỡng 7%.

·         Trần Kiên (theo BBC, Wikipedia)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,