221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1007862
Mỹ đề xuất hợp tác với Nga về lá chắn tên lửa
1
Article
null
Mỹ đề xuất hợp tác với Nga về lá chắn tên lửa
,

Hôm 21/11, Mỹ đã trao cho Nga một đề xuất chính thức về việc hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu. Đây rõ ràng là nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa hai nước.

Ảnh minh họa (Novosti)
Mỹ cũng trao cho Nga một đề xuất khác mà nước này hy vọng sẽ thuyết phục được Moscow ngừng việc rút khỏi Hiệp ước các vũ khí thông thường ở châu Âu (CFE). Hai vấn đề này đã khiến quan hệ Nga - Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Hai đề xuất đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán trước đây giữa hai nước. Tuy nhiên, Nga đã nhất quyết yêu cầu Mỹ phải đề xuất bằng văn bản trước khi tiếp tục các cuộc đàm phán. Các quan chức Mỹ và Nga đã từ chối tiết lộ thông tin liên quan tới những tài liệu trên. Ngoại trưởng Mỹ Rice và người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, dự kiến sẽ thảo luận hai đề xuất này vào thứ hai tới, trước thềm hội nghị hòa bình Trung Đông.

Các đề xuất trên liên quan tới kế hoạch của Mỹ xây dựng một trạm radar ở CH Séc và các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan, cũng như kế hoạch của Nga tạm thời ngừng tham gia CFE. Mỹ nói rằng hệ thống tên lửa phòng thủ ở Đông Âu nhằm chống lại các tên lửa từ Iran. Những tên lửa này có thể được nhằm vào châu Âu hoặc lãnh thổ Mỹ. Nga lại cho rằng hệ thống phòng thủ cũng có thể được sử dụng để nhằm vào các tên lửa Nga, đe dọa tới an ninh Nga.

Theo một quan chức Mỹ giấu tên, các đề xuất trên bao gồm việc hợp nhất các hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ, Nga và Nato để mở rộng phạm vi bảo vệ cả Nga lẫn phương Tây và cho phép các chuyên gia Nga thanh sát thường xuyên địa điểm đặt tên lửa đánh chặn của Mỹ ở Ba Lan. Các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng đề xuất này phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ba Lan. Ngoài ra, Mỹ cũng đề xuất hoãn việc kích hoạt các tên lửa đánh chặn của Mỹ cho tới khi rõ ràng rằng tên lửa đạn đạo của Iran có thể vươn tới châu Âu.

Các quan chức Nga đã phản ứng tích cực với đề xuất trì hoãn việc kích hoạt các tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Nga khăng khăng rằng đề xuất này phải được thể hiện dưới hình thức một hiệp ước ràng buộc, xác định chi tiết các điều khoản kích hoạt. Mỹ chắc chắn sẽ phản đối yêu cầu này.

Tổng thống Nga Putin hồi tháng 6 đã đề xuất chia sẻ với Mỹ một hệ thống radar cảnh báo sớm tại Azerbaija để thay thế hệ thống radar mà Mỹ định đặt ở Séc. Mỹ lại muốn hợp nhất trạm radar này và các radar khác vào một hệ thống phòng thủ tên lửa chung.

Các quan chức Mỹ và Nga đều không tiết lộ chi tiết về đề xuất của Mỹ đối với CFE. CFE hạn chế việc triển khai xe tăng, máy bay và các vũ khí hạng nặng thông thường trên toàn châu Âu. Các nhà đàm phán đã nhất trí sửa đổi hiệp ước này vào năm 1999 song Mỹ và các thành viên Nato khác vẫn chưa phê chuẩn sửa đổi. Mỹ nói rằng Moscow trước tiên phải hoàn thành các nghĩa vụ rút quân khỏi Grudia và vùng ly khai Trans-Dniester của Moldova. Kremlin nói rằng những việc này không liên quan tới nhau.

Nga nói rằng phiên bản cũ của CFE không còn hiệu quả bởi các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã gia nhập Nato. Tuy nhiên, ông Putin cũng tuyên bố rằng quyết định rút khỏi CFE cũng là để đáp lại kế hoạch Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.

  • Minh Sơn (theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,