221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
998422
Kết quả hội đàm ở Washington "quyết định" cuộc chiến chống PKK
1
Article
null
Thổ Nhĩ Kỳ:
Kết quả hội đàm ở Washington 'quyết định' cuộc chiến chống PKK
,

Chỉ huy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ nán quyết định tấn công phiến quân người Kurd ở miền bắc Iraq lại cho đến khi Thủ tướng nước này tới Washington hội đàm vào tháng tới.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra ở vùng biên giáp Iraq.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra ở vùng biên giáp Iraq.

Theo kế hoạch, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan sẽ tới Washington ngày 5/11 để gặp gỡ Tổng thống George W. Bush trong cái được nhiều người cho là cao trào của hoạt động ngoại giao nhằm ngăn cản một tấn công chống lực lượng ly khai người Kurd (PKK). 

Trong khi đó, Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền bắc Iraq khẳng định ông dự định "chẳng làm gì" chống lại PKK, lực lượng đang thực hiện các cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là những lời thẳng thừng nhất của một quan chức Mỹ trong vài tuần trở lại đây rằng quân đội Mỹ sẽ không dính líu gì đến cuộc chiến. 

Hiện bên trong Thổ Nhĩ Kỳ đang có nhiều lời kêu gọi chính phủ hãy hành động, châm ngòi bởi các cuộc tấn công của PKK làm chết hàng chục người trong tháng này.

Một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Iraq khiến Washington lo lắng bởi nó có thể gây hỗn loạn tại một trong những khu vực yên bình nhất Iraq. Nó cũng sẽ đẩy Washington vào vị thế khó xử giữa các đồng minh then chốt: Một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, với một bên là chính phủ Baghdad và cộng đồng người Kurd tự trị ở miền bắc Iraq.  

Trong khi đó, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bất đắc dĩ mới phải cử quân qua vùng biên giới nhiều núi non vì e ngại có thể bị sa lầy và lâm vào một cuộc xung đột không kết quả trong khi phải chịu tổn hại trong quan hệ với các liên minh quốc tế. Các cuộc tấn công trước đó đều không thể dập tắt được PKK. 

"Lực lượng vũ trang sẽ tiến hành một chiến dịch xuyên biên giới khi được lệnh", đài truyền hình tư nhân NTV dẫn lời chỉ huy quân đội, Tướng Yasar Buyukanit. "Chuyến thăm của Thủ tướng Erdogan tới Mỹ là vô cùng quan trọng; chúng tôi sẽ chờ ông ấy trở về". 

Nhiều tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục yêu cầu sự giúp đỡ tích cực hơn từ Mỹ và Iraq trong cuộc chiến chống PKK. Tổ chức ly khai này bắt đầu đấu tranh đòi quyền tự trị cho cộng đồng người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1984 và bị Washington cùng Liên minh châu Âu liệt vào hàng khủng bố. 

Thủ tướng Erdogan nhiều khả năng sẽ lặp lại các yêu cầu trấn áp PKK ở miền bắc Iraq khi hội đàm với Tổng thống Bush. Tuy nhiên, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng ít có khả năng Washington sẽ ủng hộ và yêu cầu của dân chúng về một chiến dịch mạnh mẽ, nhanh chóng chống PKK đang ngày càng dâng cao. Chính quyền Ankara nhấn mạnh rằng Mỹ và Iraq phải hành động mau lẹ nếu họ muốn ngăn cản một cuộc chiến.

"Chúng tôi sẽ tới Mỹ vào ngày 5 tháng 10 và chúng tôi sẽ thẳng thắn hội đàm về những vấn đề này với Tổng thống", Thủ tướng Erdogan nói sau chuyến công du tới Romania. "Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện mọi nỗ lực vận động cần thiết với những nước ở Trung Đông và EU, và chủ yếu với Mỹ" trước khi tiến hành một chiến dịch xuyên biên giới có thể. 

Ngoại trưởng Ali Babacan dự định sẽ bay tới Iran vào hôm nay để thảo luận về cuộc khủng hoảng. 

Chính quyền Tổng thống Bush luôn nhắc lại lập trường rằng cuộc xung đột nên được giải quyết bằng con đường ngoại giao. 

Đoàn đại biểu Iraq do Bộ trưởng Quốc phòng  Abdel Qader Mohammed Jassim dẫn đầu tới Ankara để ngăn cản
Đoàn đại biểu Iraq do Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Qader Mohammed Jassim (giữa) dẫn đầu tới Ankara để ngăn cản cuộc chiến chống PKK.

"Thất vọng"

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này rất thất vọng với đoàn đại biểu Iraq do Bộ trưởng Quốc phòng  Abdel Qader Mohammed Jassim dẫn đầu trong cuộc gặp gỡ tại Ankara hôm qua. Phía Iraq gợi ý nên việc tăng cường các đồn quân sự ở biên giới và thiết lập thêm nhiều trạm mới để ngăn chặn các cuộc xâm nhập trái phép của PKK, đồng thời làm sống lại tiến trình đàm phán giữa Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vốn bị trì hoãn từ đầu năm nay.

Baghdad cũng cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để giúp trả tự do cho 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị PKK bắt cóc trong trận đột kích hôm Chủ nhật vừa qua nếu những người lính này đang bị cầm giữ ở Iraq. 

"Phía Iraq tiếp cận vấn đề rất thiện chí, nhưng chúng tôi thấy rằng đoàn Iraq mang đến cho chúng tôi những ý tưởng cần phải có thời gian mới thực thi được", trích thông báo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Ankara đang muốn những bước đi "quyết đoán và cấp thiết" từ Iraq. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn dẫn độ các thủ lĩnh ly khai người Kurd đang trú ẩn ở miền bắc Iraq để "nhổ tận gốc tổ chức này", trích lời Phó Thủ tướng Cemil Cicek. Đài Truyền hình CNN dẫn lời các quan chức Iraq cho biết Ankara yêu cầu dẫn độ 153 thành viên PKK. Tuy nhiên, theo CNN, đoàn đại biểu Iraq nói chính phủ của họ chỉ có thể giao nộp ít nhất 18 người, đồng thời thẳng thừng thừa nhận họ không đủ khả năng lần theo các chỉ huy PKK đang ẩn náu tại những khu vực núi non hiểm trở. 

  • Thanh Hảo (Theo AP, AFP, Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,