221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
993484
Pakistan thành nam châm hút tân binh học khủng bố
1
Article
null
Pakistan thành nam châm hút tân binh học khủng bố
,

Khi al-Qaeda lấy lại sức mạnh tại các vùng khô cằn ở biên giới Pakistan-Afghanistan, ngày càng có nhiều chiến binh mang hộ chiếu châu Âu lục địa tới Pakistan để huấn luyện và hoạch định các cuộc tấn công nhằm vào phương Tây, các quan chức chống khủng bố Mỹ và châu Âu cho biết.

Một người bị nghi là chiến binh Hồi giáo bị cảnh sát Đức bắt giữ
Một trong ba nghi phạm khủng bố bị cảnh sát Đức bắt giữ
Con đường mới bị phát hiện này là một nguy cơ mới. Trong những năm gần đây, dòng chiến binh Hồi giáo toàn cầu đã chuyển sang các chiến trường ở Iraq sau khi al-Qaeda mất nơi trú ẩn ở Afghanistan vào cuối năm 2001.

Chuyển hướng

’’Luôn có các chiến binh nước ngoài tới Pakistan song giờ thì thường xuyên hơn. Có một sự quay trở lại. Đó là một chu kỳ... Và một hiện tượng thú vị là tất cả các chỉ huy cấp cao của al-Qaeda đều ở đó’’, một quan chức tình báo cấp cao của Pháp giấu tên cho biết.

Không giống Iraq, nơi các chiến binh nước ngoài thường nhanh chóng lao vào trận chiến, các tân binh ở Pakistan thường được chuẩn bị để tiến hành các cuộc tấn công tại phương Tây. Theo các nhà điều tra, các chiến binh bị hút tới vùng biên giới giáp với Afghanistan ngày nay gồm người châu Âu cải giáo và chiến binh có nguồn gốc Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. ’’Pakistan làm tôi lo lắng nhiều hơn Iraq. Sự thực là Iraq làm cho họ sợ hãi chút ít bởi nhiều người trong số họ phải mang các dây đai thuốc nổ ngay lập tức. Tại Pakistan, họ có thời gian được huấn luyện làm tình báo’’.

Tuy nhiên, đối với những phần tử trên, con đường tới Pakistan không bằng phẳng cũng không dễ dàng. Trong vụ việc ở Đức, ít nhất 12 nghi phạm khủng bố đã len lỏi giữa các trường Koran ở Ai Cập, Ảrập Xê-út và Syria, trước khi đi qua Iran để vào Pakistan. Nhiều nghi phạm đã bị các nhà chức trách Pakistan tống giam trên đường tới các trại huấn luyện.

Trong quá khứ, mối đe dọa chính từ từ vùng này của thế giới là những thanh niên thuộc cộng đồng Pakistan đông đúc ở Anh, những kẻ muốn tấn công Anh và Mỹ. Trong 6 âm mưu tấn công kể từ năm 2003 tới nay, các phần tử người Anh được huấn luyện ở Pakistan đã tiếp xúc với các lãnh đạo al-Qaeda lẩn trốn ở đó và trở về Anh để tấn công. Chúng đã thành công vào tháng 7/2005, khi các vụ đánh bom liều chết đầu tiên ở Tây Âu đã làm 54 người thiệt mạng ở hệ thống giao thông công cộng London.

Trái lại, các phần tử cực đoan từ Bắc Phi cũng như từ các cộng đồng Ảrập nhập cư ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia chắc có lẽ đã gia nhập vào các mạng lưới ở Bắc Phi hoặc Iraq.

Tuy nhiên, ngày nay, ngay cả các nước nhỏ hơn như Bỉ, Đan Mạch và Thụy Sĩ cũng đã phát hiện các phần tử cực đoan không phải là người Pakistan tới các trại huấn luyện khủng bố ở Pakistan, các quan chức cho biết.

Các cộng đồng nhập cư Pakistan ở châu Âu lục địa nhỏ hơn cộng đồng Pakistan ở Anh song có thể làm cầu nối tới các mạng lưới khủng bố này. Tại Tây Ban Nha, một số lãnh tụ Hồi giáo cực đoạn Pakistan và các thành viên mới xâm nhập vào các ngôi đền Bắc Phi. Tại Italia, các phần tử cực đoan Morocco và Tunisi liên lạc bằng internet với các phần tử cực đoan ở Pakistan nhằm thể hiện chúng là những người đóng vai trò lớn, một quan chức chống khủng bố Italia cho biết. Những mắt xích mới này, cùng với các âm mưu tấn công ở Đức và Đan Mạch, chỉ ra một mới đe dọa tổng hợp.

’’Tôi nghĩ châu Âu có nguy cơ bị khủng bố rất cao trong sáu tháng qua. Thứ nhất là do nhiều chiến binh đã trở về từ Iraq. Thứ hai là do vấn đề Pakistan’’, quan chức trên cho biết.

Trong trường hợp Đan Mạch, lãnh đạo của một nhóm khủng bố đã được al-Qaeda huấn luyện ở Pakistan nhằm tiến hành một cuộc tấn công giết các dân thường Đan Mạch, một phần là để báo thù cho việc một số tờ báo đã in các tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad, một quan chức chống khủng bố cho biết. Trong trường hợp Đức, cảnh sát hồi tháng 9 đã bắt giữ ba nghi phạm bị cáo buộc tàng trữ 750kg vật liệu nổ để chuẩn bị đánh bom gần các căn cứ quân sự Mỹ. Bộ ba này được cho là đã nhận lệnh từ Liên đoàn Hồi giáo Jihad (IJU), một đồng minh của al-Qaeda tại Pakistan.

Mặc dù không phải là một tội ác theo luật Đức, tham gia huấn luyện tại một trại chiến binh ở nước ngoài là một bước đi quan trọng trên con đường trở thành cực đoan. Ý tưởng của chuyến đi tới trại huấn luyện gợi về chuyến đi của Muhammad từ thánh địa Mecca tới Medina vào thế kỷ thứ bảy. Trường hợp của Đức là một lời nhắc nhở về những hoạt động lỏng lẻo, gần như hỗn loạn của thế giới cực đoan ngầm. Bọn cực đoan cần thời gian, tính kiên nhẫn và sáng kiến.

Con đường tới trại huấn luyện khủng bố

Con đường bắt đầu tại thành phố Ulm, gần Stuttgart, nơi một nhóm những người Đức cải giáo, những người nhập cư Ảrập và Thổ Nhĩ Kỳ, tập hợp thành một nhóm cựu đoan tại một ngôi đền khét tiếng cực đoan. Chúng đã liên lạc với con rể của lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập, người quản lý trường tiếng Ảrập Qortoba tại thành phố Alexandria, Ai Cập, các quan chức tình báo cho biết. Bắt đầu từ năm 2005, ba nghi phạm chính dành thời gian tại trường Alexandria này.

Ngay cả khi có nhiều giáo viên và sinh viên không phải là những người theo trào lưu chính thống bạo lực, các trường Koran ở Trung Đông là những cửa ngõ dẫn những người Hồi giáo châu Âu tới chỗ cực đoan. Các nghi phạm Đức cũng đã theo học tại các trường như vậy tại Ảrập Xê-út và Syria, cũng như lang thang ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo các nhà điều tra.

Người ta tin rằng Fritz Gelowicz, trưởng nhóm trên, đã gặp một nhân vật quan trọng tại một trường Koran ở Damascus, Syria, năm 2005: một chiến binh tới từ vùng Baluchistan của Pakistan, người trở thành đầu mối liên lạc với các trại huấn luyện khủng bố. Tháng 3/2006, Gelowicz và hai nghi phạm khác được huấn luyện tại một trại ở vùng Waziristan vô trật tự của Pakistan, theo thông tin mà tình báo Mỹ và Pakistan cung cấp cho các nhà điều tra Đức.

Trại huấn luyện nằm nằm gần thành phố Mir Ali, nơi diễn ra chiến sự ác liệt trong những ngày gần đây khi lực lượng an ninh Pakistan giao tranh với các chiến binh al-Qaeda và Taliban. Các nghi phạm đã dùng nhiều mối liên lạc và lộ trình. Tuy nhiên, tất cả bọn chúng vào Pakistan thông qua Iran, các nhà điều tra Đức cho biết. Tại Iran, với sự tuần tra chặt chẽ của các lực lượng an ninh, chắc chắn họ có thể phát hiện ra những chiến binh nước ngoài đang quá cảnh này, đặc biệt là những người Đức cải giáo.

’’Tôi nghĩ họ nhận được sự ủng hộ của các nhà chức trách Iran’’, quan chức chống khủng bố Italia nói. Các quan chức chống khủng bố cho rằng nhà chức trách Iran đã bắt giữ một số nhân vật al-Qaeda song lại bảo vệ những nhân vật khác, coi mạng lưới khủng bố này là một vũ khí hữu hiệu chống phương Tây.

Vai trò của các trường tôn giáo Koran ở Syria cũng đặt ra những câu hỏi tương tự. Nhiều cuộc điều tra của châu Âu đã chỉ ra các trường tôn giáo ở Damascus là những cửa ngõ bận rộn, nơi các chiến binh nước ngoài, tự xưng là sinh viên, tiếp xúc với các gián điệp, người giúp họ gia nhập vào cuộc nổi dậy ở Iraq. Hoạt động tuyển mộ và hậu cần đó có sự cho phép hoặc dính líu của các gián điệp Syria, các nhà điều tra châu Âu cho biết.

Vào ngày 10/6, hai nhân vật quan trọng trong nhóm vừa xâm nhập qua biên giới Pakistan được vài kilomet thì bị bắt tại một bến xe buýt. Tolga Duerbin và Houssein al Malah đã gặp một đầu mối ở Tehran, trả 100 USD cho một tên buôn lậu tại một thành phố biên giới của Iran và đang mang điện thoại vệ tinh cùng chứng minh Afghanistan giải thì bị bắt. Cảnh sát Pakistan đã nhốt chúng tại một nhà tù ngầm ở Islamabad, bịt mắt chúng và thẩm vấn chúng về các cộng sự ở Đức. Giống như phần lớn những kẻ bị bắt tại Pakistan, hai tên này đã bị trục xuất. Duerbin đang bị tù ở Đức trong khi Al Malah và một nghị phạm khác được tự do và đang bị giám sát.

Cảnh sát tiếp tục truy lùng ba kẻ đồng lõa được cho là đang lang thang ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, những cựu binh nguy hiểm của con đường tới Pakistan.

  • Minh Sơn (Theo Latimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,