221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
992806
Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi Đại sứ tại Mỹ về nước
1
Article
null
Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi Đại sứ tại Mỹ về nước
,

Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/10 đã triệu hồi Đại sứ của nước này tại Mỹ về Ankara để phản đối việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu tuyên bố các vụ giết người Armenia từ 1915 tới 1917 là diệt chủng.

Biểu tình chống Mỹ tại Istanbul hôm 11/10
Biểu tình chống Mỹ tại Istanbul hôm 11/10
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Levent Bilman, tuyên bố Đại sứ Nabi Sensoy sẽ trở về Thổ Nhĩ Kỳ và ở lại đó khoảng một tuần hoặc 10 ngày để tham vấn về cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Mỹ. ’’Chúng tôi sẽ không rút đại sứ của chúng tôi mà chỉ yêu cầu ông ấy về Thổ Nhĩ Kỳ để tham vấn’’, ông Bilman nhấn mạnh.

Việc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ quyết định đưa nghị quyết ra bỏ phiếu ở Quốc hội hôm 10/10, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Bush, đã bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bdullah Gul lên án. Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận có các vụ giết người hàng loạt năm 1915-1917 song phủ nhận đó là diệt chủng.

Tổng thống Mỹ Bush chống lại nghị quyết trên, nói rằng việc thông qua nó sẽ gây hại rất lớn tới các mối quan hệ với một đồng minh then chốt trong NATO và trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ là một trung tâm quan trọng đối với quân đội Mỹ. Một số người cho rằng việc sử dụng căn cứ không quân Incirlik tại đó và các tuyến đường cung cấp hậu cần khác cho quân Mỹ tại Iraq và Afghanistan có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi này.

Mỹ cũng lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở một cuộc tấn công quân sự vào miền Bắc Iraq để tiêu diệt các phần tử nổi dậy li khai người Kurd tại đó, những người liên tiếp xâm nhập qua biên giới để phục kích binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã khẳng định rằng quốc hội nước này sẽ thảo luận về khả năng tấn công quân sự vào miền Bắc Iraq, có lẽ là tuần tới.

Tuy nhiên, quyết định của Ủy ban Đối ngoại đã được Tổng thống Armenia Robert Kocharyan hoan nghênh, người nói rằng ông hy vọng Mỹ công nhận đầy đủ về sự diệt chủng này.

Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc bỏ phiếu trên của Mỹ cho thấy một số chính trị gia Mỹ muốn hy sinh những vấn đề lớn để đổi lấy những trò chơi chính trị vặt vãnh trong nước.

Năm ngoái, Hạ viện Pháp cũng đã tuyên bố việc giết hại người Armenia là một nạn diệt chủng và ít nhất 20 quốc gia đã thông qua nghị quyết về vấn đề này ở nhiều cấp luật pháp khác nhau. Armenia cho rằng có tới 1,5 triệu người Armenia bị giết trong một chiến dịch có tổ chức để buộc họ ra khỏi vùng đất là miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận việc đó, nói rằng nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đã bị giết trong sự hỗn loạn suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự sụp đổ của Đế chế Ottoman.

  • Minh Sơn (theo BBC, THX)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,