221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
985116
Trung Quốc: Thế hệ công nhân di cư mới hình thành
1
Article
null
Trung Quốc: Thế hệ công nhân di cư mới hình thành
,

Trần Mẫn dường như không có dáng dấp của một công nhân di cư: cô trang điểm phù hợp với trang phục, mặc chiếc váy sành điệu và nói thành thạo tiếng phổ thông. Mẫn cũng rất hiểu biết nhạc pop và quen thuộc với các trò chơi trên mạng, cô khá giống với nhiều thanh niên lớn lên ở thành phố.

a
Rất nhiều người tới thành phố là muốn nâng cao kỹ năng làm việc

Trần Mẫn đến từ ngoại ô tỉnh An Huy. Cô 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học, cô cùng vài người bạn gái khác đến thành phố lớn. Hai năm nay, cô sống ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, làm hầu bàn trong một nhà hàng.

"Tôi hy vọng có thể thay đổi số phận của mình bằng con đường học vấn, nhưng tôi đã trượt đại học’’, Trần nói. Nhưng cô không bỏ dở giữa chừng, cô vẫn tiếp tục học tập trong khi làm hầu bàn. Gần đây, cô đã tham gia khóa học quản lý nhà hàng.

"Họ không muốn là người sống tạm thời trong thành phố nữa’’, Trần Nguyệt Kiều, một giáo viên thuộc Đại học Khoa học Công nghệ Chiết Giang giải thích về thế hệ những người di cư mới như Trần Mẫn.

Cách đây không lâu, Trần Nguyệt Kiều và hai đồng nghiệp khác trong trường đã thực hiện một cuộc thăm dò với người di cư ở Hàng Châu, Ninh Ba, Ôn Châu và Hạ Tinh. Kết quả cho thấy, có sự thay đổi lớn trong tầng lớp công nhân di cư.

Công việc - không đơn thuần là kiếm tiền

Phương Tần đã nhiều lần thay đổi công việc trong bốn năm qua. Đầu tiên, cô làm trong một nhà máy may ở Ôn Châu, cô mô tả việc này là: "Mệt nhọc, bụi bẩn, lương thấp dù làm việc ngoài giờ nhiều’’, sau đó, cô bị chủ sa thải. Tiếp theo cô làm ở một nhà máy dệt, một nhà máy chế biến thực phẩm rồi bán hàng.

Thế hệ công nhân di cư đầu tiên thường sẵn sàng làm tất cả mọi việc họ có thể tìm được, thậm chí là cõng hàng ở các thành phố cảng. Nhưng thế hệ mới, những người trẻ lại muốn tìm việc để phát triển kỹ năng và xây dựng một tương lai thành công.

"Tồn tại và kiếm tiền không phải là mục đích chính với thế hệ công nhân di cư mới hiện nay. Phần lớn, họ rời nhà ở ngoại ô tới thành phố để thay đổi cuộc sống, để tìm kiếm cơ hội phát triển tốt hơn", Nguyệt Kiều cho biết. Phần lớn trong số này đều tốt nghiệp trung học hoặc các trường dạy nghề. Họ chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa truyền hình và theo đuổi con đường phát triển riêng trong khi kiếm sống. "Họ sẵn sàng đạt được mục tiêu của mình là ở lại thành phố bằng những nỗ lực từ chính bản thân’’.

Cuộc điều tra cho thấy, thế hệ công nhân di cư mới quan tâm không chỉ là mức lương, họ để ý tới thời gian làm việc, cơ hội đào tạo, an sinh xã hội... So với thế hệ trước, họ có khát khao lớn hơn như tiếp tục học tập, họ quan tâm hơn tới việc phát triển tương lai.

"Tôi đến đây chủ yếu để học, tôi muốn học cách sửa máy tính’’, Tiểu Vương nói. Năm nay anh 25 tuổi, đến từ ngoại ô Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, ăn vận lịch sự. "Ở nhà buồn chán, ai cũng muốn ra ngoài làm việc". Hiện Vương đang làm trong một cửa hàng điện tử.

Theo kết quả cuộc điều tra, 69,5% thế hệ công nhân di cư mới đã tham dự các khóa đào tạo chuyên nghiệp, cao hơn thế hệ cũ 11%. Qua đào tạo, 63,7% thế hệ cũ muốn tìm việc, trong khi đó 84,4% thế hệ mới muốn nâng cao kỹ năng, 78,5% muốn mở rộng tầm nhìn. Về chi phí đào tạo, 29% thế hệ cũ miễn cưỡng ’’móc hầu bao’’ trong khi đó thế hệ mới là 23,3%.

"Thế hệ mới quan tâm nhiều đến nhu cầu xã hội và khả năng tự mình phát triển’’, cô Trần Nguyệt Kiều nhấn mạnh.

Cuộc thăm dò còn cho thấy, thế hệ công nhân di cư mới dũng cảm đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của mình khi lợi ích cá nhân bị vi phạm nhưng thế hệ cũ lại thường nhẫn nhục hơn.

  • Kỳ Thư (Theo China.org)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,