221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
980676
Những mối đe dọa khủng bố nước Mỹ hậu 11/9
1
Article
null
Những mối đe dọa khủng bố nước Mỹ hậu 11/9
,

Các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, những con thuyền nhỏ chất đầy thuốc nổ và sự cực đoan Hồi giáo là những mối đe dọa khủng bố lớn nhất mà Mỹ đang đối mặt, các quan chức an ninh hàng đầu của Mỹ cho biết vào hôm 10/9, trước lễ kỷ niệm 6 năm vụ tấn công 11/9.

>6 năm sau thảm họa 11/9, nước Mỹ có an toàn hơn?

 

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ (trái)
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ (trái)

Các quan chức này báo cáo với Quốc hội rằng nước Mỹ đã được chuẩn bị tốt hơn nhiều so với trước kia để đối phó với các mối đe dọa khủng bố. Tuy nhiên, khát vọng tấn công Mỹ của bọn khủng bố vẫn còn mạnh - một nhận định mà công chúng Mỹ vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận.

’’Kẻ thù không đang đứng im. Chúng không ngừng thay đổi các chiến thuật, chiến lược và khả năng của chúng. Và nếu chúng ta đứng im, hoặc tồi tệ hơn nữa là chúng ta rút lui, chúng ta sẽ trao cho chúng một lợi thế mà chúng ta không dám nhìn thấy chúng nắm giữ’’, Bộ trưởng An ninh nội địa, Michael Chertoff, phát biểu trước Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện.

Ông Chertoff nói rằng mối đe dọa tấn công kiểu USS Cole vào các hải cảng của Mỹ, bằng cách sử dụng một con thuyền nhỏ chứa đầy thuốc nổ, là một trong những lo ngại hàng đầu của ông.

Ngoài mục tiêu ngăn chặn vũ khí hạt nhân được đưa vào Mỹ, Bộ Anh ninh Nội địa đang dồn sức vào cách đối phó nếu một vũ khí hạt nhân được buôn lậu vào Mỹ thành công và phát nổ. Bộ này cũng đang triển khai các quy định giám sát mới, yêu cầu cung cấp thông tin về phi hành đoàn và hành khách trước khi các máy bay thương mại tới Mỹ.

Sự cực đoan của các phần tử khủng bố mới, cả ở Mỹ và nước ngoài, là một mối lo ngày càng lớn, các quan chức tình báo phát biểu tại phiên điều trần về sự sẵn sàng đối phó với khủng bố của Mỹ.

Giám đốc FBI, Robert S. Mueller, nói rằng cực đoan là một vấn đề tại Mỹ và internet làm cho việc tuyển mộ các phần tử đi theo chủ nghĩa cực đoan này dễ dàng hơn. Sự hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật liên bang, bang và địa phương, cũng như vươn tới các cộng đồng Hồi giáo và Nam Á có ý nghĩa quan trọng để nhổ tận gốc các phần tử cực đoan ở Mỹ.

Gần đây, Mỹ đã phá được một số âm mưu khủng bố trong nước cũng như giúp phát hiện các âm mưu ở nước ngoài, cụ thể là vụ bắt giữ các nghi phạm khủng bố Hồi giáo tại Đức. Giám đốc tình báo quốc gia Mike McConnell cho biết giám sát các cuộc đàm thoại ở nước ngoài là chìa khóa để bắt giữ các nghi phạm khủng bố tại Đức.

Ông McConnell đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA) và nói rằng Mỹ sẽ mất đi 50% công cụ dùng để chống khủng bố nếu các nghị sĩ hạn chế các quyền hạn của luật này.

Bất chấp niềm tin của các quan chức tình báo hàng đầu, không mấy người Mỹ tin rằng đất nước này đã được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với một cuộc tấn công khác. Một cuộc thăm dò dư luận do CBS News và New York Times tiến hành hồi đầu tháng cho thấy 39% người Mỹ nghĩ rằng Mỹ đã sẵn sàng, giảm 10% cho với cách đây 1 năm và 25% so với năm 2003 khi cuộc chiến Iraq bắt đầu.

  • Minh Sơn (theo Latimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,