221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
926906
Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ ’’hủy diệt lẫn nhau’’
1
Article
null
Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ ’’hủy diệt lẫn nhau’’
,

Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo rằng các kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại Đông Âu sẽ làm tăng nguy cơ ’’hủy diệt lẫn nhau’’.

Tổng thống Putin phát biểu trước báo giới hôm 27/4
Tổng thống Putin phát biểu trước báo giới hôm 27/4

Ông Putin đã nói như vậy sau khi gặp Tổng thống Séc Vaclav Klaus hôm 27/4 tại Moscow. ’’Mối đe dọa làm tổn thương lẫn nhau và thậm chí hủy diệt lẫn nhau tăng lên nhiều lần. Đây không chỉ là một hệ thống phòng thủ. Đó là một phần của hệ thống vũ khí hạt nhân Mỹ’’, ông Putin nói với báo giới Nga.

Trong những tháng gần đây, ông Putin đã tỏ thái độ cứng rắn về kế hoạch lá chắn tên lửa Đông Âu của Mỹ. Ba Lan và Séc muốn cho phép Mỹ đặt các căn cứ tên lửa và radar trên lãnh thổ của họ.

Ông Putin nói rằng phạm vi của hệ thống tên lửa phòng thủ này, được thiết kế để bắn hạ các tên lửa bay qua, sẽ vươn tới dãy núi Ural, bao trùm phần lãnh thổ châu Âu của Nga. ''Những hệ thống này sẽ kiểm soát lãnh thổ Nga cho tới dãy Ural nếu chúng tôi không có các biện pháp ngăn chặn và chúng tôi sẽ làm điều này'', ông Putin cảnh báo.

Tuy vậy, ông Putin nói rằng mặc dù tranh cãi về vấn đề trên song ''chúng tôi sẽ phát triển quan hệ với toàn châu Âu, trong đó có Cộng hòa Séc''.

NATO đã tỏ ý lo ngại về tuyên bố hôm 26/4 của ông Putin rằng Nga có thể rút khỏi Hiệp ước các lực lược vũ trang thông thường năm 1990, hiệp ước hạn chế các loại vũ khí thông thường ở châu Âu. Tổng thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, nói rằng hiệp ước này là một trong những trụ cột của an ninh châu Âu.

Ông Putin đã cáo buộc Mỹ đi qua ’’các danh giới tự nhiên’’ của nước này cũng như sự gia tăng các căn cứ và hệ thống quân sự gần các đường biên giới của Nga. Việc ông sử dụng thuật ngữ ’’hủy diệt lẫn nhau’’ làm người ta nhớ lại những cuộc khẩu chiến thời Chiến tranh lạnh, khi các nhà chiến lược ở Nga và Mỹ dựa vào học thuyết Hủy diệt lẫn nhau có đảm bảo (MAD) để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Học thuyết này là nền tảng của Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 1972 (ABM), mà hạn chế việc phát triển các hệ thống chống tên lửa. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi ABM năm 2002, gọi
đó là một ’’di vật’’ từ thời kỳ cũ.

  • Minh Sơn (Theo BBC, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,